Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Việt Nam phóng thành công vệ tinh Micro Dragon

Đăng 5 năm trước

18.01.2019, Việt Nam đã phóng thành công một vệ tinh mang tên Micro Dragon vào quỹ đạo trái đất từ một bệ phóng ở Nhật. Mục tiêu chính là quan sát vùng duyên hải biển Đông. Vệ tinh Micro Dragon nặng 50 kg, cùng với 6 vệ tinh khác của Nhật Bản đã được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Epsilon số 4.

Nhiệm vụ của Micro Dragon là quan sát vùng biển Đông trên bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi các biển đổi tự nhiên tại vùng duyên hải để phục vụ cho ngành thủy sản Việt Nam.

Micro Dragon là thành quả của 36 kĩ sư Việt Nam đang nghiên cứu tại 5 trường Đại học hàng đầu của Nhật với sự hướng dẫn của các giáo sư và chuyên gia Nhật Bản: Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Hokkaido, Đại học Tohoku và Học viện Công nghệ Kyushu. Đây là vệ tinh thứ 5 của Việt nam được đưa vào vũ trụ. 

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng đã đào tạo nhân lực, tham gia vận hành vệ tinh tại Nhật Bản, đào tạo cán bộ của VNSC vận hành, điều khiển và thu và xử lý tín hiệu của vệ tinh MicroDragon trên quỹ đạo.

VNSC đã phát triển thành công vệ tinh PicoDragonvào năm 2013, hiện đang và sẽ triển khai các dự án vệ tinh NanoDragon (4-6kg), MicroDragon (50kg) và tương lai là LOTUSat-1 (570kg).MicroDragon sử dụng hệ 2 máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF) có thể chụp được ở 12 dải phổ (từ 412nm đến 1020nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78m, kích thước ảnh khoảng 36×48km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 500km.Ngoài ra, ảnh vệ tinh MicroDragon có thể dùng để phối hợp dữ liệu với các dữ liệu viễn thám sẵn có để tìm kiếm các ứng dụng mới hay tăng cường chất lượng của ứng dụng cũ nhằm xác nhận khả năng ứng dụng của dòng vệ tinh micro.

Vụ phóng vệ tinh được tiến hành tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, cách Tokyo hơn 1.000km. Tên lửa Epsilon đã đưa 7 vệ tinh, trong đó có 6 vệ tinh của Nhật Bản và vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam vào quỹ đạo. Trước đó, vụ phóng vệ tinh này được dự kiến tiến hành vào sáng 17/1 song đã bị lùi lại 1 ngày do điều kiện thời tiết nhiều mây mù, không thuận lợi cho hoạt động phóng vệ tinh. 

Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, việc có ảnh vệ tinh MicroDragon ở vị trí chụp mong muốn là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng micro trên thế giới nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động như phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Theo Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, nếu có ảnh vệ tinh, chúng ta có thể kịp thời báo chính xác bão, lũ, ngập ở đâu."Dù không chống toàn bộ nhưng giảm thiệt hại như sơ tán đúng, cảnh báo đúng… Mỗi năm chỉ cần giảm thiệt hại được 10% đã tương đương 300 triệu USD. Đấy là chưa kể thiệt hại về người", PGS Tuấn nhấn mạnh.

Tại Việt Nam ứng dụng công nghệ vệ tinh GPRS để dò tìm bản đồ đã quen thuộc với nhiều người và được kết nối với các dịch vụ tiện ích khác trên smart phone. Công nghệ vệ tinh còn rất hữu ích trong việc phát triển nông nghiệp như theo dõi diện tích canh tác, tình trạng sinh trưởng lúa, dự báo sản lượng của cả vùng, giúp chúng ta đưa chiến lược quản lý cho các mục tiêu xuất khẩu gạo của quốc gia.

 Dự kiến từ năm 2019, công nghệ vệ tinh sẽ được triển khai thí điểm tại Phú Thọ và Tây Nguyên để bảo vệ rừng trước nạn chặt phá rừng bừa bãi. Đặc biệt là cung cấp thông tin nhanh chóng về hiện tượng sạt lở đất.Trước đây, chúng ta phải mua ảnh vệ tinh của nước ngoài mất khoảng 2 ngày, với việc chủ động về sử dụng vệ tinh chúng ta chỉ mất 6 đến 12 tiếng, gây khó khăn cho vấn đề xử lý kịp thời các sự cố.

Ngoài ra, theo Người đứng đầu Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam, việc có vệ tinh riêng sẽ mang lại những lợi ích không thể tính cụ thể ra tiền được, như phục vụ cho công tác qui hoạch, truy tìm nguồn gốc các vệt dầu loang, các nguyên nhân gây ô nhiễm trên biển, kiểm soát tàu thuyền đi trên biển…

Hình ảnh vệ tinh có thể cho phép chúng ta phát hiện nhanh các tàu thuyền lạ xuất hiện gần và trên vùng biển của Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Clip tường thuật quá trình phóng vệ tinh

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #vệ_tinh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn