Bé Gấu Ham ăn, ham ngủ, ham chơi :v

Vô tư - Vô Tâm hay Vô ý thức?

Đăng 7 năm trước

Tuổi học trò thường vô tư làm mọi điều mà đôi khi không nghĩ sâu xa đến hệ quả và hậu quả. Những sự vô tư ấy đã dẫn đến sự vô tình làm hại người khác dẫn đến sự vô tâm. Và hơn thế nhiều lúc vô tư quá hóa vô ý thức, thậm chí bị xem là vô văn hóa.

A. Vài khảo sát

Câu chuyện nhỏ: Tôi đặt tên cho Đồng là Cu. Tôi gọi Đồng: "Cu ơi, Cu ơi"

Đồng cười = kỉ niệm.

Tình huống khác: Tôi với bạn hòa tan trong việc đùa nhau. Ví dụ:

- Mày quả là người có giọng ca nhì nhằng giới tính

- Còn mày thì có cái tai quá ư là mônô khi nghe tao hát, Một cái tai nhĩ thực âm nhạc.

Cả hai: Cười = Vô hại.

Một tình huống hoàn toàn khác:

C bị mất một chân. Trong lúc nhóm bạn đùa nhau với C, tôi quát đùa theo: "Thôi nào thằng kia đùa thằng C, nó chả song phi cho mày 1 nhát tàn đời bây giờ".

Mọi người cười. C mặc cảm. Tôi trở thành kẻ ác ý, vô tình 

Từ việc của C 

Bị tổn thương, sự vô tình của tôi, tôi vẫn không tha tiếp tục, liên tục và thường xuyên gọi C là " Độc cước đại hiệp" hay " Đầu đội trời chân đạp đất một nửa

C sẽ bị tổn thương. Tôi = khí trơ

Hỗn hợp dung dịch " Vô tâm" khác

Bạn bè vô tâm gọi B.G là "Công chúa Dưa Cà" chỉ vì mẹ của G bán dưa cà ở chợ. B.G sẽ buồn, sẽ tự ti và mặc cảm = chối bỏ mẹ mình, ác cảm với công việc của mẹ mình. Chỉ vì vô tâm thôi mà để cho bao người lao tâm theo phải chăng không đáng được gọi là tội, lỗi hồn nhiên.

Cấp độ vô ý thức

Tôi đùa bạn tôi: Đặt cho bạn cái tên ghép giữa bạn với bộ hoặc mẹ như Trang K, Phụng Đ, Tuấn C . Và cứ thế tôi réo.

Trong lớp, tôi giấu dép của bạn rồi chẳng nói, tôi bỏ về trước. Bạn phải đi chân đất về.

Tôi đùa không bao giờ ý thức được hậu quả của những cái đùa đó. Vô tư -> Vô tình -> Vô tâm khiến tôi trở thành kẻ Vô ý thức. 

B. Đùa có văn hóa và đùa vô văn hóa

Đây là 2 phía có một lộ giới khá rõ ràng. Song vì vô tư, vô tình, vô tâm và vô ý thức mà tôi đã đùa một cách Vô văn hóa. Tôi cũng không ý thức được đấy là trò đùa ác độc. 

Câu chuyện 1:  Đang đêm, chuông điện thoại reo. Đang ngủ, bật dây, bật đèn, nhấc máy: À lố!

Đầu dây bên kia: T.hả? Ngủ chưa? Đến giờ đi WC rồi đấy. Đi kẻo cứ "dấm đài" thì mệt lắm

Máy cúp. 

Câu chuyện 2: Điện thoại reo

Bác là bố bạn L ạ? Bạn L bị tai nạn trên đường Thành Nhàn rồi. Bây giờ đang nằm trong bệnh viện Lò Đúc , chỗ cây đã nhà bò ấy! Bác vào ngay.

Cả nhà L đi túa đi. Mẹ L khóc ướt mướt. Đến nơi hóa ra không phải. Tìm thấy L vẫn bình an vô sự.

Câu chuyện 3:

C đi học hay để nạng gỗ cuối lớp. Có một lần tan học tìm mãi không thấy nạng đâu. Vừa buồn vừa lo. Lết ra ngoài thấy cái nạng treo lơ lửng trên xà nhà. Với không tới phải bắc ghế lên. Nhưng chân của C chỉ có 1. Trèo kiểu nào?

Câu chuyện về chiếc nạng

Câu chuyện 4:

Thứ 2 đầu tuần D mặc áo dài đi học. Tiết 1 trôi qua trống đánh nghỉ 5 phút. D vừa đứng dậy thì "xoạch". 2 tà áo dài bị buộc vào thành ghế. Áo dài rách hở cả khoảng lưng. D òa khóc

Câu chuyện 5:

Trên đường Xuân Thủy, Cầu Giấy hai chàng SV trường ĐHTM nói với nhau:

- Kìa, con bé kia hay không? Ra tạt đầu làm quen chứ!

Hai chàng phóng xe lên. Vỉa qua đầu xe cô gái. Tráng trứng thể hiện. Cô gái tay lái yếu, chuệch choạng và "rầm". Chiếc xe chở côngtenơ tới . Và....

Trên đây là 5 trong số nhiều tình huống có thật mà người tận mắt chứng kiến thậm chí đã từng là nạn nhân. Bạn nghĩ gì?

Hãy dừng những trò đùa vô văn hóa! 

Chủ đề chính: #sự_vô_tư

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn