Vô Danh Lock

Vụ sát hại bé Nhật Linh - Những hiểu nhầm và những điều bạn cần biết

Đăng 6 năm trước

Ngày 26.3.2017, xác bé Nhật Linh được phát hiện tại một bờ sông ở thành phố Akibo, Chiba, cách nơi cháu bé mất tích khoảng 10 km. Nhưng chưa đủ...

Nhưng chưa đủ.

Thi thể của bé được phát hiện trong tình trạng không còn quần áo, mặt mũi bị đánh thâm tím, tay lằn vết trói. Bé bị siết cổ đến nghẹt thở. Mẹ bé có viết: “Cứ nghĩ đến lúc con đau đớn gào khóc khi bị con ác thú đó nó dày vò đánh đập, cứ nghĩ lúc tuyệt vọng đó chắc con sẽ gọi mẹ gọi bố cứu con mà bố mẹ không biết và không thể đến cứu con là mẹ lại đau. Đau lắm con ạ! Đến chết mẹ cũng không thể quên được cái giây phút cuối cùng gặp con , nhìn khuôn mặt con bị nó đánh đập tím bầm xưng lệch 1 bên , nhìn đôi mắt nhắm nghiền của con. Cầm đôi bàn tay lạnh lẽo lằn vết trói của con mà mẹ nghẹt thở, không thể khóc! Cũng không thể kêu lên được.”.

Mình nghĩ mọi người nên hiểu về mức độ tổn thương mà bé Linh và gia đình bé đã phải chịu đựng.

2. Cảnh sát đã phát hiện vệt máu, dấu vân tay và tóc của Linh trên xe của nghi phạm Shibuya. Kết quả giám định cho thấy ADN của Shibuya trùng khớp với ADN trên các đồ vật của Linh được tìm thấy tại hiện trường.

Tuy nhiên, Shibuya khai báo rằng sáng Nhật Linh mất tích, ông ta vẫn đưa con đi học, sau đó vì trong người không khỏe nên đã về nhà nghỉ ngơi và không đi đâu nữa.

3. Dù cho có rất nhiều chứng cứ chống lại Shibuya, nhưng có thể vẫn chưa đủ để kết luận Shibuya có phải là thủ phạm của vụ án này. Cho nên Shibuya tới giờ vẫn đang là NGHI PHẠM, không phải là THỦ PHẠM.

Luật sư Đặng Văn Cường có nói: "Vụ án chưa kết thúc nên chưa thể khẳng định được là đối tượng Yasumasa Shibuya có tội hay không. Vụ án này kéo dài bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân có thể là những những chứng cứ buộc tội chưa chắc chắn khiến cơ quan tố tụng chưa thể kết thúc được vụ án".

4. Tại sao tòa án Nhật Bản lại có vẻ quá thận trọng như vậy? Có phải họ đang bao che cho thủ phạm không?

Mẹ bé Linh có viết: “Như mẹ cháu đã nói ở rất nhiều bài trước là hiện các cơ quan chức năng của Nhật Bản vẫn đang làm việc đúng với quy trình tố tụng tại Nhật Bản. Gia đình chưa thấy có dấu hiệu gì của việc bao che cho hung thủ đâu ạ.”. Luật pháp vừa phải đảm bảo được việc không bỏ sót tội phạm, lại vừa phải đảm bảo không bắt oan một ai. Nên dù bạn có muốn “tin” rằng Shibuya là thủ phạm, thì luật pháp đồng thời cũng phải “chắc chắn” rằng không bắt nhầm người. Và để chắc chắc được thì cần thêm bằng chứng nữa. Hoặc cần thêm lời khai từ phía nghi phạm. Nhưng Shibuya nhất định không nói gì, và đó là quyền của ông ta.

5. Quyền im lặng là gì? Ý nghĩa của quyền im lặng?

Quyền im lặng là quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội, hoặc đơn giản là im lặng, không nói, không khai. Quyền này ra đời để tránh việc ép cung, nhục hình, mớm cung.

“Trong một số vụ việc, cán bộ dùng mọi biện pháp kể cả vũ lực buộc nghi can khai nhận tội mà mình không thực hiện, sau đó hợp thức hóa ngụy tạo chứng cứ khác cho phù hợp với diễn biến lời nhận tội. Đây là nguyên nhân gốc rễ của những vụ án oan chấn động dư luận vừa qua”, đại biểu Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận Bộ Luật tố tụng hình sự (sửa đổi) ngày 17/6/2015.

6. Thế sẽ ra sao nếu nghi can cứ tiếp tục im lặng?

Đây là câu hỏi mình đã hỏi chú Hirota Fushihara và chờ câu trả lời từ chú. Mình hỏi: Quyền im lặng được nghi phạm sử dụng được quy định như thế nào trong pháp luật Nhật Bản? Nghi phạm sẽ được quyền im lặng trong bao nhiêu lâu? Nếu nghi phạm tiếp tục im lặng và không thể tìm thêm bằng chứng buộc tội nghi phạm thì tòa án sẽ xét xử vụ án này như thế nào?

Mình sẽ cập nhật câu trả lời tại đây, hoặc bất kì bạn nào có câu trả lời xin hãy giúp mình tại comment.

7. Mục đích của việc ký tên là gì?

Việc ký tên không phải để yêu cầu đưa vụ án ra xét xử, cũng không phải có đủ 50k chữ ký thì Tòa sẽ lập tức tuyên án tử hình cho nghi phạm. Việc ký tên này cũng không có giá trị pháp lý, đồng thời cũng không có tác dụng đẩy nhanh tiến trình xét xử. Việc mở phiên tòa công khai KHÔNG được thúc đẩy bởi những chữ ký và cũng KHÔNG NÊN được thúc đẩy bằng những chữ ký. VKS và Tòa án Nhật đang làm đúng những gì họ phải làm.

Hiện nay mục đích của việc ký tên là: “ 澁谷恭正容疑者に対する、極刑〈死刑〉を、求める署名を宜しくお願い致します" - "Để Yêu cầu cực hình ( tử hình) đối với nghi phạm Shibuya Yasumasa”.

Có một hiểu nhầm ở đây, lẽ ra tờ đơn ký tên này NÊN có mục đích là kêu gọi án tử hình dành cho THỦ PHẠM của vụ án này bất kể người đó là ai, chứ không phải chỉ dành cho NGHI PHẠM Shibuya.

"Tuy nhiên, bản thu thập chữ kí này có thể có ý nghĩa một khi nghi phạm chính thức bị kết tội và toà án bắt đầu xem xét bản án cho kẻ sát nhân. Khi đó, Toà án sẽ đánh giá nhiều yếu tố như mức độ tác động xã hội, mức độ man rợ của vụ việc, xem đây là các tình tiết tăng nặng để quyết định khép kẻ phạm tội vào khung tử hình hay chỉ ngồi tù giam." Thời sự VTV.

8. Gia đình bé Linh nên tự tha thứ cho bản thân và không nên dành nhiều công sức cho việc kêu gọi án tử nữa?

Bố của bé trả lời: “Tôi sẽ chỉ tha thứ cho hung thủ nếu con gái tôi sống lại.”.

Mẹ của bé nói: “Nỗi đau này tôi sẽ không bao giờ quên nên đừng ai nói " hãy quên đi hận thù "Thằng súc vật đó nó có chết hàng vạn lần cũng không rửa hết tội lỗi mà nó gây ra cho con tôi, cho gia đình tôi đâu. Nó có chết hàng triệu triệu lần thì tội ác của nó vẫn lưu truyền đời đời kiếp kiếp."

Theo Ếch Phu Hồ

Chủ đề chính: #bé_Nhật_Linh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn