Kiều Vũ Anh Tú

Vùng thoải mái là gì?

Đăng 7 năm trước

Bạn có biết khi nào bạn bắt đầu rời xa dần thành công và những ước mơ mà bạn đã từng khao khát đạt được không? Đó là khi bạn duy trì thói quen sống thoải mái.

Vùng thỏai mái là gì?

Lý do tại sao bạn lại thích sống thoải mái?

Vì làm những điều bản thân chưa bao giờ làm thường khiến người ta lo lắng và sợ hãi. Như trong việc làm giàu chẳng hạn.

Tại sao tỷ lệ người giàu trong xã hội rất ít?

Vì khi làm giàu sẽ đem lại những cảm giác sợ hãi “khủng khiếp”, bạn cứ thử hỏi những người đã theo đuổi việc làm giàu nhưng đã bỏ cuộc xem.

Nghịch lý ở đây là: nếu chỉ làm những việc ổn định, thoải mái thì làm sao bạn có thể giàu được? còn nếu không giàu thì làm sao có thể cảm thấy thực sự thoải mái và an toàn trong cuộc sống như hiện nay?

Những người thành công biết rất rõ rằng: nếu muốn những điều họ chưa bao giờ có thì họ phải làm những việc mà họ chưa bao giờ làm. Thế nên họ đã tập cho mình thói quen hành động bất chấp sợ hãi.

“Người nghèo và tầng lớp trung lưu không thích cảm giác không thoải mái. Do đó, họ không dám thay đổi. Đúng là được cảm thấy thoải mái là quyền lợi của mỗi người. Tuy nhiên, xin tiết lộ với các bạn một bí mật của người giàu: thoải mái, an nhàn sẽ không giúp ta phát triển được. Để phát triển, ta phải mở rộng “vùng thoải mái”.

Nói cách khác, khi bạn cảm thấy không thoải mái một chút, có nghĩa là bạn đã và sẽ trưởng thành thêm một chút.

Nếu muốn làm giàu, nếu muốn thành công trong cuộc sống, bạn phải luôn sẵn sàng ở trong trạng thái không thoải mái.

Hãy tập thói quen làm những điều mình không thích, đó là một bí quyết của người giàu.Phải làm sao biến vùng “không thoải mái” trở thành vùng thoải mái.

Khi bạn có thể nhanh chóng thích nghi với trạng thái không thoải mái, bạn sẽ dễ dàng đón nhận những cơ hội mới để làm giàu. Người giàu luôn biết chấp nhận để phát triển.”

Sống thoải mái có thể làm bạn cảm thấy ấm cúng, mờ ảo và an toàn, nhưng nó không cho phép bạn phát triển. Để phát triển như một cá nhân bạn phải mở rộng vùng thoải mái của mình. Khoảng thời gian duy nhất bạn thực sự phát triển là khi bạn ra ngoài vùng thoải mái của mình.

Cho phép tôi hỏi một câu. Lần đầu tiên khi bạn thử một điều gì đó mới, bạn cảm thấy thoải mái hay không thoải mái? Thường là không thoải mái. Nhưng sau đó thì sao? Bạn càng làm thì bạn càng thấy nó thoải mái, đúng không? Mọi việc đều diễn ra như thế. Lúc đầu tất cả đều không thoải mái, nhưng nếu bạn kiên trì với nó và tiếp tục, bạn rốt cuộc sẽ chuyển từ vùng không thoải mái sang vùng thoải mái và cứ tiếp tục. Khi đó bạn sẽ có vùng thoải mái mới, được mở rộng, có nghĩa là bạn trở thành một người “lớn hơn’.

Thời điểm duy nhất mà bạn thực sự lớn lên là lúc bạn cảm thấy không thoải mái. Vậy thì từ thời điểm này trở đi, hễ bạn cảm thấy không thoải mái, thay vì rụt đầu vào chiếc mai rùa có tên “vùng thoải mái” như trước đây bạn vẫn làm, hãy vỗ nhẹ vai mình để tự khích lệ mình và nói: “Tôi cần phải lớn lên”, và tiếp tục tiến lên phía trước.

Nếu bạn muốn giàu có và thành công thì bạn cần thoải mái với công việc không thoải mái. Hãy thực hành một cách có ý thức việc bước vào vùng không thoải mái của mình và làm những việc khiến bạn từng e ngại. Bạn càng thoải mái, bạn sẽ càng ít gặp rủi ro hơn, càng ít cơ hội để bạn thử thách hơn, càng ít người bạn sẽ gặp hơn, và càng ít chiến lược mới để bạn thử hơn. Khi sự thoải mái càng được bạn ưu ái, thì bạn càng đang lệ thuộc vào nỗi sợ hãi nhiều hơn.

Chưa từng có ai chết vì không thoải mái, nhưng sống trong danh nghĩa của sự thoải mái đã giết chết nhiều ý tưởng, nhiều cơ hội,nhiều hành động và nhiều sự phát triển hơn tất cả mọi thứ cộng lại. Sự thoải mái làm chết hết mọi thứ! Nếu mục đích của bạn trong cuộc sống là được thoải mái, tôi đảm bảo ba điều:

  • Thứ nhất, bạn sẽ không bao giờ giàu có.
  • Thứ hai, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc.
  • Thứ ba, bạn không bao giờ biết tại sao bạn lại không hạnh phúc và giàu có.

Hạnh phúc không đến từ cuộc sống thờ ơ, lãnh đạm, luôn thắc mắc xem nó sẽ phải là cái gì. Hạnh phúc đến như là kết quả của việc sống trong tình trạng phát triển tự nhiên và sống theo hết khả năng của chúng ta.

Hãy thử điều đó. Lần sau khi bạn thấy không thoải mái, không chắc chắn, hay lo sợ, thay vì rút lui về chỗ an toàn, bạn hãy dũng cảm tiến lên phía trước. Hãy chú ý và thử cảm giác của sự không thoải mái, nhớ rằng đó chỉ là cảm giác và chúng không đủ sức mạnh để ngăn cản bạn. Nếu bạn bền chí tiếp tục bất chấp sự không thoải mái, cuối cùng bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Cảm giác của sự không thoải mái có lên cao quá hay không không phải là vấn đề. Thực tế, khi cảm giác đó giảm xuống, hãy xem đó là một dấu hiệu để nâng cao mục tiêu của bạn, bởi vì giây phút mà bạn cảm thấy thoải mái chính là lúc bạn đã dừng phát triển lại. Tuy nhiên, để phát triển bản thân đến hết tiềm năng của bạn, bạn phải luôn luôn sống trên cạnh mép của cái hộp thoải mái của bạn.

Làm thế nào để khắc phục được điều này?

Chỉ có nhận thức đúng đắn về thành công rồi bắt tay vào hành động mới giúp bạn tiến gần tới những ước mơ của mình. Hãy thay đổi nhận thức của bạn và đừng bỏ phí cuộc đời của mình.

Chúc bạn chiến thắng được chính mình!

“Lòng can đảm giúp chúng ta chống lại nỗi sợ hãi, tìm cách khống chế nó, chứ không phải giúp chúng ta chối bỏ sự tồn tại của nó”– Mark Twain

“Can đảm đôi khi chẳng có gì khác hơn ngoài việc sẵn lòng từ bỏ những điều quen thuộc”.

Trích Bí quyết tư duy thịnh vượng – T. Harv Eker

Chủ đề chính: #vùng_thoải_mái

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn