An Tử

World Cup: Một hiện tượng toàn cầu

Đăng 5 năm trước

Là khi mà hàng triệu khán giả ở khắp nơi trên thế giới cùng nhau chờ đón và theo dõi một giải bóng đá toàn cầu gồm hơn 64 trận đấu trong vòng 31 ngày để tìm ra nhà vô địch.

Chúng ta đều đồng ý rằng bóng đá là môn thể thao vua, và người hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới cứ như điên cuồng cứ mỗi bốn năm. Họ có đội bóng yêu thích, cầu thủ yêu thích, họ hồi hộp dõi theo từng giây của trận đấu. Hầu như thế giới xung quanh chúng ta mỗi mùa World Cup chỉ toàn là sắc màu của bóng đá.

Mỗi một đội chơi tham gia đều mang đến ít nhất một ngôi sao biểu tượng bóng đá của đất nước họ. Đơn cử như Lionel Messi của Argentina với mùa World Cup thứ tư của mình, Neymar của Brazil với mùa World Cup thứ hai, Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha cũng ở mùa World Cup thứ tư, hay Harry Kane của Anh và Kevin de Bruyne của Bỉ. Thế nhưng bóng đá vẫn là một môn thể thao đồng đội cho dù người chơi có nổi bật như thế nào.

Kể từ mùa World Cup đầu tiên được tổ chức tại Uruguay vào năm 1930, cứ bốn năm một lần, ngoại trừ năm 1942 và 1946, tính đến nay đã có 836 trận đấu diễn ra, 2.379 bàn thắng được ghi nhưng chỉ có 8 đội bóng dành được danh hiệu mình mong muốn: Brazil, Ý, Đức, Uruguay, Argentina, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Số lần tham dự giải đấu của các đội bóng cũng không giống nhau, cụ thể chỉ có Brazil tham dự tất cả các mùa giải World Cup, tiếp theo là đứa với 19 lần tham dự, Ý với 18 lần, Argentina với 17 lần, Tây Ban Nha và Pháp với 15 lần.

Năm nay, mùa giải World Cup được tổ chức lần đầu ở Nga, trong đó các trận đấu sẽ diễn ra ở 11 thành phố và 12 sân vận động. Thế nhưng điều chắc chắn là các trận đấu vẫn được theo dõi bởi đông đảo người hâm mộ ở bất kì nơi nào trên thế giới, bất kể múi giờ và bất kể quốc gia. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, việc có thể theo dõi trận đấu trực tiếp từ đầu đến cuối mà không cần đến sân vận động trở nên dễ dàng hơn so với tầm 80 năm trước. Điều này mang đến một lượng khán giả tiềm năng vào khoảng hơn 3.500 triệu người.

Trong một sự kiện thể thao thì văn hóa thể thao thể hiện ở chỗ gần như thông tin về các đội bóng, chẳng hạn chi tiết về 23 cầu thủ đều được người hâm mộ tìm hiểu và biết đến thậm chí trước khi mùa giải bắt đầu. Nhưng đồng thời người hâm mộ cũng quan tâm đến những khía cạnh khác của giải đấu, như linh vật hay bài hát chính thức của giải.

Nói về việc tạo ra linh vật, nước Nga đã mở ra một cuộc tham khảo ý kiến cộng đồng cho công dân của họ để tìm hiểu sở thích của họ về loại nhân vật, đặc điểm của nó và chọn tên cho nó. Theo đó linh vật chính thức của World Cup 2018 là một chú sói hài hước mang tên “Zabivaka” với 53% số phiếu bầu của công dân Nga, cao hơn nhiều so với một con hổ có 27% số phiếu và mèo với 20% số phiếu.Trong khi đó bài hát được chọn trở thành bài hát chính thức của World Cup lần này là “Live it up” của Nicky Jam được thể hiện qua giọng hát của Will Smith và Era Isterefi.

Trong mỗi kì World Cup thì quả bóng cũng có thể xem là tâm điểm, bởi nó mang ý nghĩa về chuyên môn và truyền tải đặc trưng văn hóa của nước chủ nhà. Trái bóng World Cup 2018 mang tên gọi Telstar 18 được ra mắt vào tháng 11/2017, lấy cảm hứng của trái Telstar mùa World Cup 1970.

Và sau cùng thì, chào mừng bạn đến với World Cup 2018 ở Nga, bởi vì ngay cả bạn vốn không yêu thích bóng đá thì bạn cũng sẽ không còn cách nào khác ngoài việc nghe, xem và đọc về mùa giải này trong vòng 31 ngày tới.

Chủ đề chính: #world_cup_2018

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn