Minh Nhựt Nguyễn

Xiaomi là gì?

Đăng 5 năm trước

Một công ty thành lập vào 8 năm trước và bây giờ trở thành một trong những nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, Xiaomi. Xiaomi đang phát triển vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc. Vậy điều gì ẩn sau sự phát triển vượt bậc này của Xiaomi?

Xiaomi là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 4 trên thế giới và là thương hiệu smartphone bán chạy hàng đầu ở Ấn Độ và Trung Quốc. Không chỉ vậy, Xiaomi còn có mặt ở 74 thị trường khắp thế giới với gần 15 000 nhân viên. Hơn 300 triệu người đang sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. 

Xiaomi được xem là bạn của Google khi các sản phẩm của họ chạy trên nền tảng Android của Google, công ty còn hợp tác với Microsoft trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và tất nhiên, là kẻ thù của gã khổng lồ xứ Cupertino, Apple.

72% doanh thu của Xiaomi đến từ thị trường Trung Quốc và 28% còn lại là từ các nơi khác trên thế giới. 

70% doanh thu đến từ smartphone, phần còn lại đến từ các sản phẩm khác như nhạc và dịch vụ phát video trực tuyến, v...v... 

Công ty công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh này muốn những chiếc smartphone của nó sẽ là sự bắt đầu của toàn bộ hệ sinh thái thiết bị cho người sử dụng, vì vậy mà Xiaomi được xem là "Apple của Trung Quốc".

Khi công ty mới đi vào hoạt động, các sản phẩm chỉ được bán online, đây là nỗ lực nhằm cắt giảm chi phí overhead (Overhead cost là một thuật ngữ xuất phát từ kế toán nhằm chỉ những chi phí liên quan việc vận hành thường ngày (ongoing business) và không bao gồm direct labour, direct materials). Công ty tránh việc chi tiền quảng cáo và dựa vào những khách hàng trung thành để phát triển ra thế giới.

Lợi điểm bán hàng độc nhất của Xiaomi rất đơn giản, cung cấp những thiết bị chất lượng cao với mức giá rẻ hơn các đối thủ khác. Họ đã thành công. Xiaomi trở thành chiếc smartphone số 1 Trung Quốc vào năm 2014. Nhưng thành công nhanh chóng qua đi khi mà năm 2016, doanh số suy giảm, đẩy Xiaomi xuống vị trí thứ 5 trung Quốc. Những công ty điện thoại giá rẻ khác tham gia cuộc chơi, Xiaomi học được rằng nếu tiếp tục bán smartphone online trực tiếp cho khách hàng, nó sẽ khó tiếp cận những khách hàng khác như những khách hàng sống ở các thành phố nhỏ của Trung Quốc. Công ty thay đổi chiến thuật. Hàng loạt các cửa hàng được mở khắp Hong Kong. 

Kế hoạch của Xiaomi là mở hơn 2000 cửa hàng khắp thế giới, với một nửa sẽ đặt tại quê nhà Trung Quốc. Xiaomi đang để lại dấu chân của mình không chỉ ở Trung Quốc mà còn nhiều nơi khác. Công ty mở ra các cửa hàng bán lẻ ở Tây Ban Nha, Ý, xây dựng quan hệ hợp tác bán lẻ ở Vương quốc Anh. Công ty cũng lên kế hoạch thâm nhập đất Mỹ. 

Ngoài smartphone, các sản phẩm khác của Xiaomi còn có đồng hồ thông minh, headphone, loa, gối, nồi cơm điện, dụng cụ nhà bếp, vali, nón, ví,v..v.. Những sản phẩm đó đứng đầu danh mục mua sắm online, giải trí và dịch vụ tài chính. 

Năm 2017, doanh thu của Xiaomi tăng trưởng, đạt hơn 67% so với năm trước, vì thế Xiaomi được xem là " Phượng hoàng của Trung Quốc".

Các lễ ra mắt sản phẩm mới của Xiaomi đều thu hút hàng nghìn người hâm mộ . Trong khi các tập đoàn khác như Samsung dùng hình ảnh của Kayne West hay Bruno Mars để thu hút fan cho các sản phẩm mới, Xiaomi lại thường sử dụng hình ảnh của Lei Jun, nhà sáng lập và CEO của Xiaomi. 

Lei Jun hay Lôi Quân là một trong những nhà sáng lập của Xiaomi, ông sở hữu mạng lưới trị giá hơn 12 tỷ USD, ông làm việc trong ngành công nghệ với công việc là nhà đầu tư cá nhân trước khi công ty thành lập vào năm 2010.

Kinh doanh smartphone vấp phải khó khăn chưa từng có vào quý I 2018 khi sức mua giảm đi và việc buôn bán smartphone suy giảm lần đầu tiên vào năm ngoái kể từ năm 2009. Trong khi các báo cáo lo lắng cho các gã khổng lồ trong ngành, Xiaomi đạt mức tăng trưởng đáng kể đạt 88% về số lượng smartphone bán ra toàn cầu trong quý I năm nay, "Táo khuyết" chỉ tăng trưởng nhẹ còn Samsung trải qua đợt suy giảm nhẹ. 

Mặc dù vậy,  sự tăng trưởng của Xiaomi là do kết quả đáng thất vọng trước đó. 

Câu hỏi vẫn còn đó: " Liệu Phượng hoàng Trung Quốc sẽ dựa vào việc kinh doanh phần cứng để bay lên tầm cao mới?"

Theo CNBC Explains.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn