cường anh Nguyễn

Ý chí của người Việt Nam trước sự bành trướng của Trung Quốc.

Đăng 5 năm trước

“Người không biết lịch sử nước mình là một con trâu đi cày ruộng. Cày với ai cũng được mà cày ruộng nào cũng được” - Nguyễn Huy Tưởng

Từ ngàn xưa, đất nước thân yêu của chúng ta đã trải qua không ít trận chiến đối đầu với gã hàng xóm bụng bự. Từ khi Tần Thủy Hoàng hợp nhất thất hùng (Tề, Yên, Hàn, Sở, Triệu, Ngụy) để thiết lập một đế chế nước Tần hùng mạnh trong khu vực, ông ta đã ngó thấy địa vị mảnh đất phương Nam (Bách Việt) có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nhường nào. Tuy nhiên, người Âu Việt và Lạc Việt trong 10 năm liên tục đấu tranh (218 - 208 TCN) dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng Thục Phán, vừa hợp nhất vừa chiến đấu rất kiên cường đã làm thất bại kế hoạch bành trướng xuống phương Nam của hai cha con họ Tần. Đó là chiến thắng rực rỡ đầu tiên của người Việt đối với người Hoa ở phương Bắc cổ đại. Cho đến khi Triệu Đà chiếm được Âu Lạc để sáp nhập vào nước Nam Việt, đã dùng chính sách đồng hóa đối với người Việt chúng ta. Và cuối cùng kẻ bị đồng hóa không ai khác lại chính là Triệu Đà - người thích nghi rất nhanh chóng với phong tục tập quán và văn hóa của người Việt. Thế mới thấy, văn hóa lúc bấy giờ của người phương Nam ưu việt đến nhường nào. 


Từ năm 111 TCN trở đi, đế chế phương Bắc là Tây Hán đã hoàn toàn làm chủ được vùng lãnh thổ của đất nước ta vào thời điểm bấy giờ và thiết lập chính sách đô hộ, chư hầu, chia nhỏ nước ta thành nhiều quận, huyện để trị. Đó chính là yêu sách của gã hàng xóm nhằm hạn chế các cuộc đấu tranh nổi dậy của nhân dân ta. Nhưng, người Việt với dòng máu anh hùng từ khi khởi thủy tới nay chưa bao giờ chịu khuất phục dưới trướng của bọn xâm lược phương Bắc, đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248), Lý Bí - Triệu Quang Phục - nhà nước Vạn Xuân (542 - 602), Mai Hắc Đế (713 - 722 ?), Phùng Hưng (766 - 791 ?) và cha con dòng họ Khúc Thừa Dụ (905) đã liên tục đứng dậy phất cao ngọn cờ yêu nước, hi sinh thân mình trong 1000 Bắc thuộc (có ngắt quãng) để lãnh đạo nhân dân giành lại lãnh thổ và quyền làm chủ của mình. 1000 năm là một khoảng thời gian rất dài để chúng tha hồ thực hiện mưu đồ đồng hóa người Việt. Tuy có sự ảnh hưởng nhất định nhưng với sự cố kết của văn hóa làng xã, các phong tục tập quán và tiếng nói vẫn giữ nguyên bản sắc của người Việt. Tuy bàn chân của người Giao Chỉ đã mất mát đi phần nào, nhưng dòng máu của tổ tiên người Việt vẫn luôn chảy trong con người của chúng ta đến tận bây giờ.


Sau này, khi người anh hùng dân tộc Ngô Quyền đã chính thức đoạn tuyệt sự ảnh hưởng của phương Bắc trong 1000 năm đẫm máu và bóc lột với chiến thằng lừng lẫy Bạch Đằng (938) - một trận đánh với tầm nhìn thủy văn chiến lược và sử dụng binh pháp thành thạo đã viết nên một trang sử mới trong giáo án quân sự của người Việt ở phương Nam. Nhưng với bản chất của kẻ chiếu trên, chúng vẫn luôn cố gắng bành trướng sự ảnh hưởng của mình lên đất nước chúng ta. Bằng mọi chính sách ngoại giao bất cân xứng (nước lớn - chư hầu) như phong sắc, cống tế hay gả công chúa, gã béo luôn muốn ta nằm trong qũy đạo của họ, bắt ép ta phải chịu sự ảnh hưởng của họ để thực hiện mưu đồ cai trị về lâu dài đối với người phương Nam chúng ta - một dân tộc mà chúng vẫn luôn ví là giống loài man di để phân biệt đối xử. Tuy nhiên, với bản chất tự chủ, người Việt chúng ta luôn phản kháng trước âm mưu của gã hàng xóm bằng cách thiết lập nên nhà nước trung ương của người Việt, có quốc hiệu cũng như quốc kỳ riêng. Thậm chí có những lần chấp nhận chiến tranh tay đôi với chúng. Tiêu biểu nhất phải kể đến là trận đánh bại ba châu Ung, Khâm, Liêm (Tiên phát chế nhân) trên đất Tống và trận sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt (1075 - 1077), trận ba lần phạt Mông - Nguyên của vua tôi nhà Trần (1258; 1285; 1287 - 1288). Chuỗi chiến dịch khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, Nguyễn Trãi chống quân Minh (1416 - 1427) và khởi nghĩa Tây Sơn của Quang Trung đánh bại quân Thanh (1789). Đây là những trận đánh mà tôi yêu thích nhất trong vô vàn trận đánh mà ông cha ta đã viết nên...

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn