Emily Milly

Yêu từ cái nhìn đầu tiên liệu có thực sự tồn tại?

Đăng 6 năm trước

Khoa học giải nghĩa hiện tượng này như thế nào? Tôi nghĩ Tình yêu sét đánh thực sự tồn tại - chuyên gia thần kinh học Stratford trả lời khi được chất vấn.

Theo nhà điều trị thần kinh tâm lý học - tiến sĩ Trisha Stratford, con người ta rất dễ “lọt hố” tình yêu lúc đầu. Cái khó là giữ gìn được tình yêu đó.

Tiến sĩ Stratford, người có hiểu biết lớn và kinh nghiệm trong khoa học về tình yêu, đã dành rất nhiều năm nghiên cứu về cách con người tương tác với nhau ở theo logic tâm lý, và theo bà, “yêu từ cái nhìn đầu tiên” có thể thực sự xảy ra.

“Tôi nghĩ điều này hoàn toàn tồn tại. Bạn biết đấy, tôi nghĩ nó đã được ghi chép lại, và người ta tìm hiểu về nó suốt. Đây thực sự là một câu hỏi lớn.” Stratford chia sẻ với Tờ Huffington Australia. “Tôi cho rằng để yêu một người nào đó thì rất dễ, vấn đề và thử thách thật sự ở đây là giữ lửa mãi cho tình yêu ấy.” 

Vậy điều gì xảy ra khi chúng ta gặp người mà ta thích, và cơ thể (não bộ) của ta ghi nhận thứ cảm xúc có thể là TÌNH YÊU đó như thế nào? 

Một phản ứng hóa học

Khi ta lần đầu gặp người ta yêu quý, sẽ có một phản ứng hóa học, cái mà - theo nghiên cứu của Startford - thực sự khiến hai người cảm thấy gần gũi hơn.

Khi ta bị thu hút bởi từ người kia, dường như có một lực hút hấp dẫn mà trong khoa học thần kinh gọi là bộ tạo sóng thích nghi, và đây là thứ kéo chúng ta lại gần nhau.

“Trong nghiên cứu PhD của tôi, tôi đã chỉ ra rằng khi ta ở trong một mối quan hệ hoặc trò chuyện với họ, khoảng không gian giữa hai người sống dậy. Giác quan thứ sáu tồn tại. Tôi đã chứng minh chúng ta có thể gây ảnh hưởng lên não bộ và cơ thể nhau, kể cả khi mới chỉ vừa gặp mặt."

“Nếu bạn gặp được ai đó và nghĩ - “Mình thực sự thích cô ấy/ anh ấy” - thì những phản ứng hóa học sẽ xảy đến, kết nối được tạo ra, và hai người bắt đầu tạo ra những va chạm ảnh hưởng đến não bộ và cơ thể của người kia.”

“Chất nghiện” tình yêu

Khi ta gặp ai đó và những chất xúc tác hóa học bắt đầu hoạt động, Stratford cho rằng lúc này não bộ của chúng ta “giống như não bộ của một người đang phê heroin.” 

“Nó tạo ra dopamine và serotonin, cái mà rất khó để có thể kiểm soát. Vậy nên chuyện xảy ra là, nếu bạn bị thu hút bởi người kia và họ đáp trả lại ánh nhìn của bạn - ánh nhìn là rất quan trọng - điều tiếp theo là hai người sẽ tự động kết nốt. Bộ tạo sóng thích nghi kéo chúng ta lại gần nhau và ta bị hấp dẫn bởi nhau.”

Ánh nhìn (và cả nụ hôn)

Rất thú vị khi Tiến sĩ Stratford nói rằng một trong những nhân tố quan trọng nhất đằng sau việc kích thích bộ tạo sóng dao động hoạt động chính là “ánh nhìn” và việc có hay không nó được đáp trả lại bởi đối tượng được quan tâm. 

“Mạch tưởng thưởng trong não được kích hoạt khi ta bị người kia cuốn hút và họ cũng thể hiện sự hứng thú tương tự.” 

Mức độ thành công của “ánh nhìn” có thể còn đóng một vai trò tối trọng trong việc khơi nguồn dẫn đến nụ hôn đầu tiên. 

“Khi nhìn thẳng vào mắt của đối tượng, những bộ giao sóng - một phần của vùng vỏ não trán trước, thuộc vùng vỏ não trán ổ mắt - khóa chặt ánh nhìn giữa đôi bên và tạo một vòng lặp.

“Cảm xúc càng thăng hoa, cảm nhận về tình yêu càng trở nên mạnh mẽ. Từ đây, vẫn là bộ tạo sóng thích nghi rút ngắn khoảng cách giữa hai người và dẫn hai đôi môi tìm đến điểm chung là nụ hôn. Những chất xúc tác hóa học xuất hiện ở mọi nơi.”

Tình yêu cũng “bốc mùi”

Tiến sĩ Stratford cũng đã thử nghiệm những bài kiểm tra pheromone (một chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài), cái mà không một chút dính dáng đến mùi hương nước hoa nhưng lại liên quan mật thiết đến… đoán xem… hệ miễn dịch.

“Lý do tại sao pheromones lại quan trọng đến thế là bởi vì một người phụ nữ có thể cảm nhận được mùi của một người đàn ông - tôi nghĩ cả khi cách xa đến hơn 3m - và cái họ ngửi thấy chính là hệ miễn dịch của họ.

“Đối với nửa kia, bạn đang tìm kiếm một hệ miễn dịch tương thích nhưng đồng thời cũng khác biệt với cơ thể mình, có như vậy con cháu đời sau của hai người mới khỏe mạnh.”

Và sau đó…?

Tin hay không, tất cả những gì Tiến sĩ Stratford vừa miêu tả xảy ra gần như ngay tức thì, hay theo như lời bà, “chỉ trong độ dài 1/300 giây.”

Thế còn điều gì xảy ra sau đó?

Thực sự thì, ai cũng có thể nảy sinh tình cảm với người khác nhưng nếu xét đến những yếu tố để gìn giữ những xúc cảm thì còn phụ thuộc vào nhu cầu và hình mẫu gắn bó của mỗi người. 

“Khó khăn bắt đầu khi ta có những kì vọng, cái mà bắt nguồn từ kí ức hay trải nghiệm. Cái ta muốn, bạn biết đấy - chúng ta muốn bao nhiêu tiền, những điều ta đã từng trải qua khiến ta có một ý niệm, niềm tin về chuyện tình yêu phải là như thế này, như thế nọ, rồi còn cả những khía cạnh xã hội của một mối quan hệ - tất cả rồi sẽ xảy đến, và rồi sau đó mọi thứ sẽ bắt đầu thử thách.”

Theo huffingtonpost.com.au

Dịch: Emily Milly

Chủ đề chính: #tình_yêu_sét_đánh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn