Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

5 mẹo hữu ích giúp bạn phân biệt trang sức thật hay giả

Đăng 5 năm trước

Trang sức luôn là món phụ kiện được ưa thích bởi nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, việc chọn lựa được một món trang sức thật sự chất lượng không phải là điều dễ dàng. Đừng lo! Bài viết dưới đây đưa ra 5 mẹo đơn giản sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Mời bạn đọc Ohay TV cùng tham khảo!

Trang sức giả đã xuất hiện và được bày bán khá lâu trên thị trường. Bạc có thể được bán như vàng trắng, dấu đóng (xác nhận chất lượng) giả có thể được khắc thành những mảnh trang sức, và đá quý giả cũng có thể được sử dụng thay vì đá thật. Vì vậy, rất quan trọng để nhận biết được những vật này khi bạn cần đi sắm một chiếc nhẫn, vòng tay, dây chuyền, một đôi bông tai, hay những loại trang sức khác.

Bài viết này chia sẻ một danh sách về những phương thức đơn giản nhất giúp bạn nhận biết trang sức thật hay giả. Thông qua những phương pháp này, bạn có thể kiểm tra những loại trang sức mà mình có tại nhà hoặc thậm chí có thể kiểm tra ngay tại tiệm bày bán trang sức.

1. Đối với kim loại quý

Hiển nhiên cách dễ dàng nhất chính là kiểm tra dấu đóng quốc tế (xác nhận chất lượng) trên trang sức rồi. Thông tin về những loại dấu đóng của các kim loại khác nhau hiện đã có sẵn trên Internet. Sau khi tìm ra thông tin này, bạn chỉ cần làm một việc là so sánh những thông tin trên Internet với thông tin có trên vật trang sức của mình. 

Các con số khắc trên trang sức phải chính xác và dễ đọc. Nếu không, bạn không nên đánh liều mua một mặt hàng như vậy. Để có thể biết độ thuần chất (kim loại quý) dựa vào dấu đóng xác nhận, hãy tưởng tượng đặt một dấu phẩy sau chữ số thứ hai trên dấu đóng. Con số mà bạn nhận được sẽ thể hiện phần trăm độ thuần chất của kim loại quý có trong vật dụng của mình. Ví dụ, dấu xác nhận có số 925, điều đó nghĩa là có 92,5% là kim loại nguyên chất.

  • Những dấu xác nhận trên đồ bằng vàng: 375, 500, 583, 585, 750, 916, 958, 999.
  • Những dấu xác nhận trên đồ bằng bạc: 800, 830, 875, 925, 960, 999
  • Những dấu xác nhận trên bạch kim: 850, 900, 950, 999

2. Sử dụng nam châm

Phủ một lớp thép hoặc những loại hợp kim khác với hàm lượng sắt cao bằng cách xi mạ hay bắt chước cách mạ vàng là một thủ tục được phổ biến rộng rãi trong sản xuất trang sức. Một trang sức thật với độ thuần cao sẽ không có từ tính. Đây là lý do vì sao đem theo một miếng nam châm khi đi đến tiệm trang sức cũng là một ý tưởng hay đấy!

3. Tác động lực lên trang sức

Bạc và bạch kim trông có vẻ rất giống nhau và đó chính là lời giải thích vì sao có thể dễ dàng thay thế một kim loại vô cùng đắt như bạch kim bằng một kim loại rẻ tiền. Một trang sức giả được làm bằng bạc sẽ bị phát hiện khi ta nhận thấy nó hiện lên ánh đen và có tính dẻo dai, trong khi đó bạch kim không có những tính chất này.

Vàng sẽ để lại những dấu vết ánh vàng trên gạch gốm và đồ sứ chưa nung hay chưa được tráng men, trong khi đó vết của trang sức giả để lại sẽ có ánh xám hoặc đen. Nếu bạn muốn kiểm tra đồ dùng của mình bằng phương pháp này, hãy áp dụng nó vào những vị trí khó thấy để không ảnh hưởng đến mỹ quan bề mặt của đồ dùng – như là trên một cái khóa thắt lưng chẳng hạn.

4. Áp dụng các chất phản ứng

  • Dùng đá vôi: Một phương pháp đơn giản khác đó là dùng đá vôi. Lấy một vật dụng bằng bạc chà xát lên miếng đá vôi, nếu đồ vật này bị xỉn màu đi, đấy chính là bạc thật.
  • Dùng I-ốt:  I-ốt có thể được dùng để kiểm tra vàng. Nếu có một vệt màu để lại sau khi kiểm tra, đó chính là dấu hiệu phát hiện vàng giả hay một loại hợp kim khác mà thành phần của nó bao gồm các kim loại cơ bản. Khi nhỏ một giọt I-ốt lên những vật dụng bạch kim sẽ khiến chúng trở thành màu đen – màu càng đậm, độ thuần của món đồ càng cao.
  • Dùng giấm ăn: Vàng giả bị xỉn màu trong giấm ăn rất nhanh chóng. Vì vậy để kiểm tra đồ bằng vàng, thả chúng vào một cốc thủy tinh đựng giấm ăn và đợi khoảng 5 phút, bạn sẽ có được câu trả lời.
  • Dùng thuốc mỡ chứa Sulfur: Chúng ta có thể kiểm tra đồ bạc bằng thuốc mỡ có chứa lưu huỳnh. Nếu là bạc thật, vị trí mà bạn bôi thuốc mỡ lên sẽ dần trở thành màu xanh đen. Đừng lo lắng vì bạn có thể lau nó dễ dàng ngay sau đó.
  • Dùng A-mô-ni-ắc: Khi tiếp xúc với hầu hết kim loại, A-mô-ni-ắc sẽ khiến bề mặt bị xỉn màu đi. Tuy nhiên, phản ứng này sẽ không xảy ra với bạch kim.

5. Phân biệt đá quý

  • Kim cương: Một viên đá quý tự nhiên sẽ không đóng hơi nước khi bạn thở vào nó bởi vì đá quý có chỉ số dẫn nhiệt khá cao.
  • Đối với ngọc lục bảo: Để kiểm tra một viên ngọc lục bảo là thật hay giả, bạn phải quan sát cấu trúc của nó dưới kính lúp hoặc kính hiển vi, ngọc lục bảo thật sẽ không có họa tiết hình ống hay xoắn ốc bên trong. Hơn nữa, một viên ngọc lục bảo thật sẽ dẫn nhiệt rất kém. Vì vậy, nó luôn lạnh khi chạm tay vào.
  • Đối với ngọc trai: Ngọc trai thật lấy từ tự nhiên khá đắt đỏ vì vậy bạn đừng nên mong đợi mua một món đồ trang sức bằng ngọc trai với giá rẻ nhưng vẫn là hàng thật. Để xác thực chất lượng của ngọc trai, bạn chỉ cần dùng răng kiểm tra là đủ. Thử cắn một viên ngọc trai thật, bạn sẽ cảm thấy nó phát ra tiếng kèn kẹt như cát. Ngọc trai nhân tạo không hề có tính chất như vậy.
  • Đối với hổ phách: Thả một viên hổ phách vào ly nước muối (pha khoảng 3 muỗng cà phê muối vào ly nước). Một món đồ làm từ thủy tinh hoặc bằng nhựa, hay là “hổ phách” làm từ nhựa epoxy, sẽ bị chìm ngay lập tức. Ngược lại, hổ phách thật sẽ nổi vì tỉ trọng của nó nhẹ hơn tỉ trọng của nước muối. 
  • Một cách khác đó là thử chà xát một viên hổ phách vào vải len, bạn sẽ bị “giật điện” nhẹ hoặc viên hổ phách sẽ hút những sợi vải và bụi về phía nó.

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Nguồn: Brightside

Chủ đề chính: #trang_sức

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn