Hải Anh

5 nghịch lý 'hại não nhất', liệu bạn có lý thể lý giải được? - Phần 2

Đăng 8 năm trước

Nghịch lý Phân đôi, Con cá sấu, Con tàu Theseus, Olbers và nghịch lý Sorites - nghịch lý hạt cát và đống cát là 5 nghịch lý hại não tiếp theo trong phần 2 và khiến bạn phải đau đầu để lý giải đấy!.

1. Nghịch lý Phân đôi

Đây là một nghịch lý hại não khác của Zeno sau nghịch lý Achilles và con rùa và nghịch lý Mũi tên bay với cái tên "Phân đôi". Có thể hiểu nghịch lý này như sau : "Mọi vật chuyển động phải đến được vị trí nửa quãng đường trước khi đến được đích". 

Như vậy, nếu Zeno muốn đi từ nhà tới công viên, ông sẽ phải mất thời gian đi đến điểm giữa đoạn đường. Ở điểm giữa, ông lại phải mất thời gian đi tiếp một nửa của đoạn đường còn lại. 

Khi đã đến đó, ông vẫn phải bước tiếp một nửa và lại mất thêm thời gian. Cứ như vậy lặp đi lặp lại, việc chia đôi này sẽ kéo dài tới vô cực và Zeno sẽ mất khoảng thời gian là vô cực để đi tới công viên. Đồng nghĩa với việc ông sẽ không bao giờ tới nơi. 

2. Nghịch lý Con tàu Theseus

Nghịch lý này có nội dung như sau: nếu một con tàu được sửa chữa và thay thế dần dần tất cả các bộ phận của nó thì liệu đó có còn là con tàu gốc nữa không hay nó đã trở thành con tàu mới hoàn toàn?. Mở rộng ra, nếu lấy tất cả các bộ phận cũ được tháo rời ra để ráp lại để tạo thành con tàu thứ hai, thì đó có phải là con tàu gốc?.

Tương tự như vậy, các tế bào trên cơ thể con người có tuổi thọ chừng 7 năm, trong suốt thời gian sống, chúng liên tục bị thay thế và đào thải. Sau 7 năm, bạn có 1 cơ thể hoàn toàn mới, liệu bạn có chắc đó là bạn không ?

Nghịch lý Sorites - nghịch lý về hạt cát và đống cát

Nghịch lý này xoay quanh 1 lập luận đơn giản, đó là hàng triệu hạt cát tụ lại sẽ thành 1 đống cát, và đống cát vẫn là đống cát nếu chúng ta bỏ đi 1 hạt cát duy nhất. Như vậy nếu liên tục nhặt ra khỏi đống cát 1 hạt cát thì đống cát sẽ ngày càng nhỏ, đến 1 lúc nào đó, nó sẽ nhỏ đến mức không còn là đống cát được nữa. Nói rộng hơn thế giới hữu hình (đống cát) của chúng ta được tạo nên từ tổng số những hạt vô hình (hạt cát). Một hạt vô hình không tạo thành một vật thể hữu hình, hai hạt, ba hạt,… vô hình cũng vậy. Tuy nhiên, đến một mức độ nào đó, tập hợp những hạt vô hình lại đủ lớn để tạo thành một vật thể hữu hình (một lượng hạt cát đủ lớn thì tạo thành đống cát), nhưng không xác định được cái “ranh giới” ấy là thế nào?.  Một nghịch lý tương tự nhưng theo hướng ngược lại. Luôn có thể lấy một phần nhỏ (một hạt) từ một vật thể sao cho nó vẫn còn là một vật thể hữu hình. Tuy nhiên, lặp đi lặp lại quá trình này, đến 1 lúc nào đấy, vật thể hữu hình đó lại trở thành vô hình.

4. Nghịch lý Olbers

Nghịch lý Olbers được giới thiên văn học biết đến như một bằng chứng khẳng định cho thuyết Big Bang, tức vũ trụ phải bắt đầu từ vụ nổ lớn và như vậy phải có một độ tuổi xác định.

Giả sử thuyết Big Bang là sai và vũ trụ đã không có điểm khởi đầu và kết thúc. Như vậy, nếu chúng ta phóng tầm mắt của mình về bất cứ hướng nào trên bầu trời đêm, ta sẽ đều phải nhìn thấy một ngôi sao hay thiên hà.

Nếu vũ trụ đã luôn tồn tại, ánh sáng của những ngôi sao dù xa xôi đến mấy đều sẽ tìm đến chúng ta và hệ quả là bầu trời đêm sẽ phát sáng như ban ngày. Thế nhưng bầu trời đêm là tối đã phủ nhận giả thuyết này.

5. Nghịch lý Con cá sấu

Một con cá sấu vồ được một em bé đang chơi bên bờ sông Nil. Mẹ em bé van xin cá sấu tha cho con bà ta. Cá sấu ra vẻ độ lượng và nói: "Được thôi, nếu bà đoán đúng ta đang muốn làm gì về đứa con của bà thì ta sẽ trả nó cho bà. Nếu đoán sai, ta sẽ không tha đứa bé". Bà mẹ giận quá liền la lên: “Ngươi sẽ ăn thịt con ta.”

Thế là con cá sấu không biết làm thế nào: Ăn thì hoá ra bà mẹ đoán đúng, mà như vậy thì phải trả đứa bé lại cho bà mẹ. Nhưng nếu trả lại đứa bé thì hoá ra bà mẹ đoán sai. Vậy thì được ăn. Nhưng nếu ăn thì…

Xem Phần 1 và những bài viết thú vị khác tại đây

Chủ đề chính: #Nghịch_lý_hại_não

Bình luận về bài viết này
7 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn