Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

8 sai lầm của não bộ có thể bạn chưa biết

Đăng 5 năm trước

Sự thật thì mỗi ngày chúng ta đều mắc phải những sai lầm này nhưng hầu như chẳng ai trong tất cả chúng ta chú ý đến nó vì đơn giản là não bộ của mỗi người lại muốn sự việc xảy ra như thế. Bài viết dưới đây liệt kê 8 sai lầm mà não bộ con người vẫn cho là đúng. Mời bạn đọc Ohay TV cùng xem!

Não bộ giúp chúng ta thu nhận thông tin, phân tích và tạo ra một hiện thực mà chúng ta có thể cảm nhận được. Nhưng vấn đề là đôi khi thế giới đó được tạo ra lại sai lệch so với thế giới thực. 

Chẳng hạn, với mỗi lựa chọn bạn đưa ra, bạn cho rằng mình toàn quyền chủ động trong việc đó nhưng thật ra não bộ đã có tác động trong từng suy nghĩ, từng lựa chọn của bạn và bi kịch hơn là lựa chọn ấy sẽ không đúng nếu xét trên tính logic.

1. Lựa chọn

Khi đi mua sắm, hẳn rất nhiều người trong chúng ta đã từng than phiền những câu đại loại như: "Chẳng có gì để mua!" nhưng thực tế lại chỉ ra điều ngược lại: rất nhiều người chỉ thích có ít lựa chọn hơn là có quá nhiều thứ phải xem.

Hiện tượng này được xác nhận thông qua thí nghiệm "bán mứt" của các nhà khoa học. Khi có quá nhiều loại mứt được bày bán, chỉ 3% khách hàng quyết định mua. Nhưng khi giới hạn lại chỉ còn 3 loại, con số ấy bỗng nhảy vọt lên tới 30%. Rõ ràng về mặt logic thì hiện tượng này quá sai, nhưng thực tế thì nó vẫn xảy ra, vì não bộ chúng ta muốn như thế mà!

2. "Tôi luôn đúng"

Khoa học gọi nghịch lí "tôi luôn đúng" trong tiếng Anh là "confirmation bias", và dường như chúng ta đều cũng mắc phải nó. Có thể hiểu đơn giản hơn: chúng ta sẽ có xu hướng tin tưởng vào một điều gì đó, nếu như nó trùng với suy nghĩ của bản thân mình. Ví dụ, bạn nghĩ 1 + 1 = 3, mà giờ có người cũng nói như vậy, thì bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng vào lời khẳng định đó là đúng. 

Nghịch lý này có phần nguy hiểm, vì nó khiến chúng ta mất đi góc nhìn khách quan cho mỗi hiện tượng. Thực tế thì chúng ta vẫn đang đối diện với nó hàng ngày, qua những mẩu tin vẫn được lan truyền trên mạng xã hội.

3. Hiệu ứng Pygmalion

Hiệu ứng Pygmalion là một thuật ngữ được đặt ra bởi RosenthalJacobsen vào năm 1968. Nó liên quan đến sự kết nối giữa những kỳ vọng của người khác và hiệu suất của chúng ta. Theo đó, học sinh có xu hướng thực hiện tốt hơn khi giáo viên có kỳ vọng cao hơn về họ và tạo ra các tình huống trong đó hành vi tích cực có nhiều khả năng xảy ra hơn. Thế nên, nếu bạn muốn sinh viên hoặc nhân viên của mình thành công, đừng bao giờ dự đoán họ sẽ thất bại!

4. Suy nghĩ càng đông thì càng tệ

Hiệu ứng "Group think" chính là câu trả lời vì sao đôi khi các nhóm làm việc lại trở nên thiếu hiệu quả, thậm chí còn cho ra những ý tưởng kém dù từng thành viên có thể rất giỏi. Lý do đơn giản là vì chúng ta có xu hướng kìm nén lại ý kiến của bản thân mình thay vì đưa nó ra và tạo nên tranh luận. 

Thật may là hiệu ứng này hoàn toàn có thể tránh, nếu như các nhóm chọn ra một người lãnh đạo phù hợp để đánh giá từng ý kiến, hoặc tham khảo thêm góc nhìn khách quan từ một chuyên gia bên ngoài. 

5. Nhìn thấy các ảo ảnh trong mọi thứ

Tại sao chúng ta có thể nhìn thấy một khuôn mặt trên mặt trăng hoặc một hình dạng cơ thể con người trong một nửa quả cam khi rõ ràng là chúng không có? 

Ảo giác của việc nhận biết một khuôn mẫu quen thuộc này được hình thành trong vùng thùy thái dương của não bộ  - nơi chịu trách nhiệm về sự nhận diện khuôn mặt. Về mặt tiến hóa, những yếu tố như vậy không nguy hiểm như việc không nhận ra kẻ săn mồi và chỉ là “tác dụng phụ” qua khả năng nhận ra các vật thể của chúng ta.

6. Ảo giác về tần suất lặp

Ví dụ thế này: khi bạn mới biết thêm về một thứ gì đó - chẳng hạn như thông tin hãng xe có mẫu mới mà giờ bạn mới biết chẳng hạn - thì kì lạ thay, thứ ấy bắt đầu xuất hiện liên tục trong đầu bạn. Nhưng sự thật là do não bộ của chúng ta mà thôi, nó có khả năng chọn lọc các chi tiết để gây chú ý đến. Khi não bộ mới tiếp nhận thông tin sẽ "nhấn mạnh" thông tin đó, để bạn chú ý đến nó nhiều hơn.

7. Sợ mất mát

Cảm giác phải mất đi một cái gì đó luôn lớn hơn việc thu nhận lại được điều gì, kể cả khi thứ nhận lại còn lớn hơn trước. Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta không thích chuyển đến nơi ở mới, không thích chuyển công việc, không thích trải nghiệm mới,...

8. Ai cũng thích đổ lỗi

Khi mắc lỗi hoặc thất bại, chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh, trong khi lúc thành công thì lại là do công sức của bản thân. Nghịch lý này có thể gây phản tác dụng, khiến bạn bị rất nhiều người ghét và không còn muốn hỗ trợ nữa. Thế nên tốt nhất là hãy kiểm soát hành vi của mình, đặc biệt là khi mọi chuyện không được như ý.

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Nguồn: Brightside

Chủ đề chính: #não_bộ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn