Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

9 dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề với thịt

Đăng 6 năm trước

Ăn quá nhiều thịt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng từ việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho đến bệnh tim và thậm chí là ung thư. Chúng tôi ở Ohay TV đã liệt kê 9 dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề với việc 'tiêu thụ thịt'. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Táo bón

Tất cả chúng ta có hệ thống tiêu hóa khác nhau, chúng dựa trên di truyền học và thói quen ăn kiêng của từng người. Chất béo cần nhiều thời gian hơn để được cơ thể tiêu hoá, đó là lý do tại sao chúng có thể gây ra chứng khó tiêu vào ngày hôm sau. Táo bón là kết quả cho thấy cơ thể bạn có lượng chất sắt cao, thường thấy trong các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, hoặc thịt cừu,...). Bên cạnh đó, thịt đỏ chứa ít chất xơ, do vậy sẽ giúp đại tràng của bạn hoạt động nhịp nhàng hơn. 

Lời khuyênMột số nghiên cứu cho thấy ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đường ruột. Cố gắng ăn thịt đỏ chỉ trong số lượng giới hạn (100-200g hai lần/tuần) kết hợp với nhiều loại rau hoặc ngũ cốc khác nhau. Hãy tránh ăn gan và cật. Bạn có thể chuyển sang ăn hải sản hoặc thịt gà, điều quan trọng bạn nên ăn các món luộc nhiều hơn các món chiên.

2. Thường xuyên cảm thấy đói

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đói mặc dù bạn vừa ăn xong, điều đó chứng tỏ rằng cơ thể bạn đã hấp thụ quá nhiều chất đạm. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng tinh bột, hoặc lượng đường trong cơ thể giảm đi, và không thể sản sinh ra serotonin điều chỉnh tâm trạng, bởi vậy bạn luôn thấy đói.

Lời khuyên: Nếu bạn luôn cảm thấy đói, cố gắng ăn nhẹ một ít sữa chua với hoa quả hoặc bánh quy, các loại hạt ngũ cốc thay vì bánh sandwich vào bữa trưa. Cố gắng cắt giảm lượng thịt hấp thụ vào cơ thể trong vài ngày, và để ý xem cơ thể bạn có cảm thấy dễ chịu và tốt hơn không!

3. Mắt thâm quầng

Đừng chỉ nghĩ rằng quầng thâm ở dưới mắt là do thiếu ngủ hay mệt mỏi. Nếu bạn ăn thịt trong nhiều ngày và nhận thấy dấu hiệu này thì chắc chắn thịt đang không được tiêu hóa tốt. Thành ruột có thể bị tổn thương và những chất độc có thể ngấm vào máu. Cơ thể bạn sẽ cố gắng tạo ra kháng thể để loại bỏ những chất lạ và chúng có thể tạo ra quầng thâm dưới mắt.

4. Huyết áp cao

Nếu bạn bị cao huyết áp, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc phải cắt giảm lượng thịt hấp thụ vào cơ thể. Thịt đã chế biến sẵn có hàm lượng natri cao vì chúng thường có nhiều gia vị và chứa chất bảo quản. Bên cạnh đó, thịt gà và thịt đỏ có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Tất cả những điều này dẫn đến tình trạng cao huyết áp và thậm chí cả bệnh tim mạch. 

Lời khuyên: Hãy cố gắng giảm lượng thịt bạn tiêu thụ, thay vào đó chuyển sang ăn nhiều rau củ. Nếu bạn không thể cưỡng lại, hãy thử chuyển sang ăn các loại thịt nạc và hải sản vì chúng thường chứa ít chất béo hơn.

5. Mùi cơ thể

Tình trạng hơi thở hôi và mùi cơ thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang tiêu hóa thịt không tốt. Mùi hôi từ hệ thống tiêu hóa xâm nhập vào da và hơi thở của bạn. Bạn có thể dùng thử các loại enzyme tiêu hóa, bổ sung lợi khuẩn để thịt không tích tụ ở ruột của bạn trong thời gian dài.

6. Hệ miễn dịch suy yếu

Khi cơ thể bạn không tiêu hóa đúng cách, bạn có thể bị bệnh thường xuyên hơn bình thường. Hệ miễn dịch của bạn bị ảnh hưởng bởi đường tự nhiên (Neu5Gc) có trong thịt đỏ. Loại đường này thường có trong các loài động vật ăn thịt và giúp chúng tiêu hóa tốt hơn. Cơ thể chúng ta không sản xuất ra nó, đó là lý do tại sao chúng ta coi nó như một "chất lạ", gây ra một phản ứng miễn dịch độc hại. Phản ứng này gây ra nhiều vấn đề khác, như bệnh ung thư là nghiêm trọng nhất. 

Lời khuyênHãy thử ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng như ngũ cốc, rau củ xanh và trái cây. Chúng cung cấp các chất chống oxy hoá thiết yếu, chất xơ và protein cần thiết, đảm bảo rằng tất cả các chất dinh dưỡng đều được hấp thụ vào cơ thể. Vì vậy, nếu bạn phải ăn thịt, hãy cân bằng nó với các thực phẩm lành mạnh đã được liệt kê ở trên. Đừng quên bao gồm một số bài tập thể dục và uống các loại vitamin cần thiết để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn.

7. Mệt mỏi

Nếu sau khi ăn thịt, bạn bắt đầu cảm thấy cơ thể phản ứng chậm chạp hoặc mệt mỏi, tuyệt đối đừng phớt lờ với triệu chứng này! Nó đồng nghĩa với việc cơ thể bạn không thể tiêu hóa được thịt. Khi thức ăn bị "mắc kẹt" ở đường ruột, nó sẽ chuyển tất cả năng lượng của bạn vào hệ thống tiêu hóa. 

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy nặng bụng trong nhiều ngày sau khi ăn thịt, đó chính là lúc để chuyển đổi hoàn toàn sang ăn các loại rau củ có màu xanh tươi, trái cây và sinh tố.

8. Buồn nôn

Buồn nôn là một phản ứng thường thấy của cơ thể phản ứng lại các tác nhân có hại được đưa vào đường ruột. Tình trạng nôn mửa sau khi ăn có thể do nhiễm khuẩn, ngộ độc, ăn quá no, cơ thể dị ứng với đồ ăn hoặc các vấn đề tâm lý như hồi hộp, lo lắng quá mức. Ngoài ra, buồn nôn thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như: viêm ruột thừa hay tắc nghẽn đường ruột,… Một số phụ nữ mang thai nhận thấy rằng ăn thịt khiến họ cảm thấy rất buồn nôn. 

Lời khuyên: Nếu chuyển sang ăn salad không giúp bạn đỡ buồn nôn hoặc bạn phải chịu đựng chứng chuột rút từ 4 đến 26 giờ sau khi ăn, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức!

9. Hiện tượng chướng bụng

Các sản phẩm thịt là một trong những loại thức ăn khó khăn nhất để cơ thể con người tiêu hóa vì các protein có trong thịt (đặc biệt là thịt đỏ), điều này có thể gây ra hiện tượng chướng bụng. Hiện tượng chướng bụng còn do lượng hơi tăng lên bất thường trong đường tiêu hóa. Tình trạng này xảy ra là do thiếu hụt lượng men chuyển hóa trong cơ thể, rối loạn hệ vi khuẩn. Một số lượng lớn thực phẩm chứa chất béo như thịt làm cho dạ dày của bạn trống rỗng. Tiêu hóa không hợp lý sẽ dẫn đến sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể. 

Lời khuyên: Thay vì ăn thịt bò, bạn nên ăn cá hoặc thịt gà. Những sản phẩm động vật này dễ tiêu hóa hơn. Luôn luôn có rau (hấp hoặc sống) như một món ăn phụ hoặc trộn salad trong khẩu phần ăn hằng ngày bạn nhé!

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Chủ đề chính: #dấu_hiệu_sức_khỏe

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn