Lê Minh Tiến Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. Bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.

Khoa học không phải là tất cả

Đăng 8 năm trước

Liệu nên khoa học hiện đại của thế kỉ 21 có thật sự giải thích hết những vấn đề nan giải trong nhân sinh quan của con người

Tôi có một anh bạn vừa trở về từ Ấn Độ sau hơn một tháng chu du khắp miền Tây Bega, Bihar và một khu vực gần với Nepal ở sườn phía Đông dãy Himalaya, câu chuyện anh ấy kể lại trong chuyến đi đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và cũng như bao nhiêu con người hàn lâm tư duy dựa trên khiến thức mà mình góp nhặt được tôi không bao giờ chấp nhận những câu chuyện mang màu sắc mê tín,huyền bí và mơ hồ, nhưng đến khi bị đánh thức bởi một giấc mơ kì lạ thì tôi vô cùng sửng sốt và viết ngay bài này.

Ở Ấn độ đa phần người dân không có một tín ngưỡng tôn giáo rõ rệt, họ không giống người tây Phương với nền khoa học hiện đại xem việc chết là chấm dút sự hoạt động của một cá thể về mặt sinh học, đối với người Ấn sự tồn tại của con người là vĩnh hằng,cuộc sống chỉ là một quá trình của sự tiến hóa, con người sẽ học tập từ khổ đau mà lớn dần lên, giống như một bà mẹ tập đi cho một đứa bé, thay vì giải thích về cấu tạo các bắp thịt thì người mẹ đó liền đặt một món đồ chơi đằng xa cho đứa trẻ bò đến lấy, thì họ quan niệm thượng Đế cũng vậy, Ngài đặt cho con người các món đồ chơi như là vật chất, danh vọng, quyền lực, sắc đẹp và tình yêu để con người với đến lấy, trong quá trình lấy những món đồ chơi đó họ sẽ chịu rất nhiều va vấp, khổ đau mà từ đó tiến hóa giống như một đứa bé vừa bước đi được những bước đầu đời. Nếu trong quan niệm của hầu hết chúng ta tiến hóa là một chu trình thích nghi tiếp cận với khoa học - kĩ thuật ngày càng tinh vi, hiện đại phục vụ tối đa đời sống con người thì theo Ấn giáo sự tiến hóa là khi con người biết buông bỏ, xả ly và tiếp cận với một đời sống tâm linh dồi dào

Mô tả hình ảnh

Cuộc sống chỉ là một quá trình để con người tiến hóa

Nhờ sự tĩnh lặng của nội tâm nọ có thể lắng nghe được từ một khoảng cách rất xa gấp trăm lần đôi tai bình thường, đó là một sự kiện có thật có thể giải thích chứ không mang một màu sắc ảo dịu nào như trong các dòng phim chưởng.

Rồi đến việc xuất vía hay dân gian gọi là xuất hồn thì đối với người Ấn cũng không có gì lạ, bởi con người bao gồm có 3 phần, thể xác, thể trí và thể vía,trong khi ngủ thì vô ý thức thể vía sẽ xuất ra và đi chu du trong cõi trung giới vì vậy mà ta có những giấc mơ, vì ở cõi trung giới không có quan niệm về không gian, thời gian nên những giấc mơ đó ta thấy dường như rất ngắn, chỉ vài giây, thể vía lúc đó được kết nối với thể xác bằng một sợi dây bạc dài đến vô tận, sợi dây này chỉ đứt khi sự sống chấm dứt hoặc khi bị một rung động mạnh vì vậy mà trong dân gian các cụ không bao giờ dám lay gọi dậy một người bị mộng du vì sợ họ hoảng hồn mà chết bắt đắc kì tử, sự xuất vía như vậy gọi là vô thức vì con người không làm chủ được, còn các bậc chân sư thì khi họ nhập thiền họ có thể điều khiển được sợi dây đó bằng ý thức.

Khả năng ngôn ngữ kì diệu

Ở xứ Ấn không hiếm những vị đạo sư già thông thạo hằng tá ngôn ngữ khác nhau ngoài tiếng Hindu như là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và cả tiếng Trung mà đặc biệt là họ chưa đến trường một ngày nào, vậy hãy nghe xem họ nói như thế nào về điều này. Một vị sư giải thích rằng "trước khi có cuộc sống hiện tại con người đã trải qua vô thỉ kiếp trong quá khứ, tiền kiếp con người thì bảo là vô tận có khi họ là người Anh, người Mỹ, người Pháp, khả năng thông ngôn chỉ là do trong quá trình tu tập họ có những phương pháp kích hoạt lại những hạt giống trong quá khứ mà ngôn ngữ là một trong những hạt giống đó" điều này cũng gần đúng với một dạng hiện tượng là rối loạn đa nhân cách mà dân gian hay gọi là " vòng nhập" lúc đó con người tự nhiên ăn nói khác thường, mạnh khỏe vô cùng và có vài trường hợp lại nói tiếng nước ngoài mà các trường hợp phổ biến tôi từng chứng kiến là nói cả tiếng Miên..?

Thực tế trên bình diện khoa học thì rất khó để lý giải những điều này nếu chưa một lần tận mắt chứng kiến bởi vì cho dù là nhà thông thái lỗi lạc nhất cũng chỉ hiểu biết và tư duy hết 15% chức năng của não bộ và nhận thức trên 6 giác quan, đã đến lúc chúng ta nên dừng lại việc phán xét đúng sai hay tranh luận vì rốt cuộc nó cũng không thể đi đến chân lý cuối cùng bởi lẽ chân lý thì không có tên, không có hình tướng và cũng không có bản ngã riêng biệt mà chân lý đơn giản chỉ là một quy luật và có sẵn khắp nơi trong vũ trụ này, chỉ cần bạn chọn đúng tần số tự tâm sẽ an nhiên tự tại dẫu có giông bão cuộc đời

Chủ đề chính: #khoa_học

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn