Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

Kỹ năng giúp bạn có được phương pháp ghi chép thật hiệu quả

Đăng 6 năm trước

Bạn luôn tự hỏi làm thế nào để có thể ghi chép thật hiệu quả khi học ở trường, hay trong môi trường làm việc? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra kỹ năng giúp bạn có được phương pháp ghi chép tốt nhất. Phương pháp này cũng hoạt động hiệu quả cho ngành kỹ thuật, toán học, và khoa học. Mời bạn đọc Ohay TV cùng tham khảo!

Tất cả chúng ta đều biết cách ghi chép nhưng chỉ có một số ít là biết làm đúng cách. Khoảng bao nhiêu lần bạn bước ra khỏi giảng đường và nhận ra mình không hề biết những thứ mình được nghe là gì? Bạn có bao giờ tự nghĩ "chắc hẳn sẽ có cách tốt hơn cho việc ghi chép"? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi ở Ohay TV sẽ cố gắng cung cấp cho bạn kỹ năng để có được phương pháp ghi chép tốt nhất có thể.

Học sinh/sinh viên thường trải qua ít nhất một trong ba vấn đề về cách ghi chép:

  1. Họ làm việc đó một cách thụ động;
  2. Họ bị xao lãng trong lúc nghe giảng;
  3. Tinh thần của họ không ưu tiên hàng đầu cho bài giảng.

1. Ghi chép thụ động là gì?

Hình thức chính của cách thức này là viết hết từng chữ giảng viên nói mà không đưa ra bất kỳ một ý kiến nào. 

Lần tới khi bạn đang ở trong giảng đường, hãy nhìn xung quanh mà xem! Bạn sẽ thấy 95% học sinh ghi chép từng từ giáo sư nói một cách thiếu suy nghĩ. Khi còn học Đại học, thỉnh thoảng tôi cảm thấy tội lỗi nếu như tôi không liên tục ghi chép. Mọi người đều đang làm cùng một thứ, vậy nên đó ắt hẳn là điều đúng đắn, phải không nào? Đây là hành động trí tuệ cao đối với việc ghi chép.

Ghi chép là một việc khó, bạn phải chủ động suy nghĩ và lắng nghe. Hầu hết sinh viên không dành thời gian cho công việc khó nhằn này, vì vậy họ sẽ mặc định rằng công việc dễ dàng hơn khi chép hết mọi thứ, nhưng không hiểu gì hết!

2. Bạn bị xao lãng trong lúc nghe giảng

Vấn đề thứ hai là bạn bị xao lãng trong các bài giảng trên lớp. Học sinh/sinh viên thường có vấn đề trong việc tập trung vào bài học bởi vì hai thứ: Facebook và những người bạn. 

Facebook ít nhiều chính là một phép ẩn dụ cho việc nhắn tin, mạng xã hội và công nghệ. Khi sinh viên không tập trung hoàn toàn vào việc ghi chép vốn là công việc khó nhớ, họ sẽ đi đến việc ghi chép tệ hại. 

Ngồi gần các bạn học cũng là một ý tưởng không hay. Bởi vì đám bạn liên tục phân tán sự tập trung của chúng ta vào các cuộc trò chuyện vốn thú vị hơn trong thời điểm này. Ở hầu hết các bài giảng, tôi ngồi tách biệt khỏi đám bạn. Bản thân tôi là những người thích tách rời công việc khỏi việc chơi. 

Chẳng hạn như khi tôi ngồi gần đám bạn, tôi phải liên tục thay đổi sự tập trung - những gì đám bạn đang nói đến và những gì đang diễn ra trong bài giảng. Tôi thường tập trung nhiều hơn trong bài giảng và rồi sẽ đi sâu vào các cuộc nói chuyện trong suốt giờ nghỉ. Bên cạnh đó, những người bạn tốt thì không bận tâm nếu như bạn không nói chuyện với họ trong suốt bài giảng và việc làm trên cũng sẽ cho họ cơ hội để tập trung tốt hơn.

3. Bạn không ưu tiên hàng đầu cho các bài giảng

Một người trung bình cần xem qua một số thông tin vài lần trước khi muốn những thông tin ấy thật sự nằm trong đầu họ. Hầu hết học sinh/sinh viên thường đến lớp mà không có sự chuẩn bị bài trước đó. Bởi vì họ không có kiến thức trước về một chủ đề nào nên bài giảng chính là lần đầu tiên họ được nghe về nó. Theo tự nhiên, bạn sẽ không học gì nhiều nếu như đây là lần đầu tiên bạn được nghe giảng về một chủ đề khó.

Vậy thì phần dưới đây sẽ đưa ra kỹ năng giúp bạn có được phương pháp ghi chép tốt nhất:

Hãy là người học chủ động và biết sử dụng phương pháp ghi chép Cornell

Chia tờ giấy ra làm bốn phần: tên bài học, ý chính, nội dung chi tiết và tóm tắt nội dung (như ảnh).

Khi bạn xem video (hoặc nghe một bài giảng, đọc một cuốn sách), khi bạn gặp một ý mới quan trọng (hoặc bạn có một câu hỏi liên quan đến nội dung đang xem/nghe/đọc) thì bạn ghi sang cột bên trái. Sau đó, bạn ghi chép những chi tiết cần thiết của ý đó vào cột bên phải. 

Sau khi xem/nghe/đọc xong một phần (hoặc toàn bộ) nội dung thì bạn rà soát lại nhanh nội dung vừa học được và ghi lại tóm tắt ngắn ở phía cuối cùng của tờ giấy. Việc này giúp cho bạn có thể ghi nhớ lâu hơn, đồng thời cũng là lúc mà bạn suy nghĩ (reflect) về nội dung đó. Đây là một hoạt động hữu ích để tăng cường tính hiệu quả của quá trình học tập. 

Một thời gian sau, nếu bạn cần tra cứu lại nội dung mà mình đã học thì bạn sử dụng tờ ghi chép này. 

  • Nếu bạn cần rà soát lại các ý chính thì chỉ cần nhìn vào cột bên trái là đủ. 
  • Nếu bạn cần tìm hiểu lại sâu hơn về nội dung (ví dụ, để chuẩn bị đi thi, lấy dữ liệu cho một buổi thuyết trình,…) thì cần đọc thêm cột bên phải. 
  • Nếu bạn muốn giới thiệu với một người khác (ví dụ, nói chuyện, đề xuất cho người khác đọc một cuốn sách,…) thì chỉ cần sử dụng đoạn tóm tắt ở phía cuối trang ghi chú.

Phương pháp ghi chép này đã được chứng minh không chỉ có tác dụng ghi nhớ rất tốt mà còn đặc biệt hữu ích khi muốn áp dụng kiến thức học được vào trong thực tế. Hiện nay, tất cả các khóa học của Học viện Agile đều áp dụng phương pháp ghi chép này.

Ý tưởng trên sẽ giúp bạn sắp xếp các suy nghĩ một cách rõ ràng trong bài giảng. Quan trọng hơn hết là phương pháp trên sẽ thúc đẩy việc học đầy tính chủ động. Việc ghi chép khá khó! Khi ngồi trong giảng đường, chúng ta thường chọn lựa giữa việc lắng nghe lời giáo sư nói hay viết lại tất cả chúng. Thực tế, hầu hết học sinh/sinh viên lập tức mặc định sẽ viết hết những gì mà giáo sư đã nói để họ có thể xem lại chúng sau đó.  

Theo tôi thì việc làm này tốn khá nhiều thời gian. Sau khi đã viết xong các ghi chép, chúng ta thường phải dành thời gian để hiểu chúng lại sau đó. Bởi vì chúng ta không phải là những người học chủ động trong lớp. Hơn hết, khi coi lại các ghi chép, chúng ta ắt hẳn sẽ có vài câu hỏi về chủ đề này và tập trung vào những thứ mà chúng ta không hiểu rõ. Bạn còn phải gửi mail cho giáo sư hoặc hẹn gặp để có thể làm rõ những chỗ chưa hiểu. 

Khi viết hết mọi thứ mà giáo sư nói, chúng ta chỉ tập trung một ít vào những gì họ đang nói và bỏ qua việc hiểu bài thay vì tốt hơn là tập trung lắng nghe để hiểu bài ngay từ lúc đầu. Hãy tập thói quen tự giảng lại cho bản thân những gì mà giảng viên đang nói. Hãy tự nghĩ rằng làm thế nào bạn có thể giải thích lại cho người khác theo tiến trình của bài giảng. 

Việc tham gia buổi học mà chưa xem qua các tài liệu nào trước đó đang gây ra sự hủy hoại to lớn cho bản thân bạn. Tôi hiểu bạn đang nghĩ gì, tôi thường không có thời gian để đọc hết một chương theo chủ đề từ sách giáo khoa. Đây là một mẹo thiết thực mà không khiến việc đọc bài trước trở nên nặng nề với bạn.  

Hầu hết giáo sư sẽ đưa giáo trình trong học kỳ có liệt kê những chủ đề sẽ được giảng vào những ngày đã cho trước. Nếu như bạn biết chủ đề nào sẽ được giảng trong buổi học tiếp theo, bạn nên tra cứu về chủ đề đó trong sách giáo khoa. Sau đó, đọc lướt qua mỗi tiêu đề trong sách về chủ đề tương tự rồi viết những tiêu đề trên vào khu ý chính trên trang ghi chú của Cornell.  

Bây giờ thì bạn đã có một ý tưởng thô về những gì mà giảng viên sắp nói. Nếu bạn muốn đi sâu hơn nữa, hãy tìm những video trên Youtube về mỗi tiêu đề trên trước khi bạn đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về một chủ đề. Khi đến giảng đường, bạn đã có được ý tưởng thô về chủ đề sắp được giảng cũng như bạn sẽ bắt gặp vài thông tin trước đó. Việc này còn giúp gia tăng khả năng tự hiểu những gì sắp diễn ra trong bài giảng.

Hãy nhớ rằng luôn tập trung tiếp nhận và hiểu vấn đề nhiều hơn là dành thời gian để viết lại và làm cho các ghi chú trở nên gọn gàng! Một lần nữa, đích đến chính là não của bạn. Cuối mỗi bài giảng, tôi thường dành ra 10 phút để tổng kết lại thông tin và tự giảng lại những điểm chính bằng việc sử dụng những ngôn ngữ đơn giản hơn.  

Chúc các bạn luôn thành công!

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Chủ đề chính: #phương_pháp_ghi_chép

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn