Thảo Trúc

Làm thế nào để nhớ tên mọi người dù lâu ngày không gặp?

Đăng 7 năm trước

Làm thế nào để bạn có thể nhớ tên mọi người dù đã lâu không gặp? Làm thế nào để bạn có thể gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và ghi điểm với cấp trên? Hãy cùng Ohay khám phá nhé.

Nếu bạn là kiểu người hay quên tên người khác, bạn chắc hẳn sẽ tốn khá nhiều thời gian để không bị bối rối trước vô vàn gương mặt mơ hồ có nét quen thuộc khi đi trên đường. Indira Pun thì không vướng phải trường hợp như thế. “Thỉnh thoảng tôi gặp lại những vị khách đã lâu không gặp, ngay lập tức tôi liền nhớ ra tên của họ”, Pun – Người phụ trách hành lý Khách sạn Manderin Oriental Hong Kong – nói. “Tôi luyện tập trí nhớ như luyện tập cơ bắp vậy”. Sau 11 năm kinh nghiệm với hàng ngàn cái tên khắc vào trong trí nhớ, Pun đã có một vài lời khuyên cho việc luyện tập trí nhớ cho những cái tên.

Đầu tiên là tập trung trong suốt cuộc đối thoại. “Trí não của bạn phải giống như một cái máy chụp hình vậy”, Pun nói. Lắng nghe thật kỹ khi mọi người giới thiệu tên của mình, và sau đó “chụp lại khoảnh khắc trí não bạn ghi nhận ấn tượng của đối phương và gắn đặc điểm đó vào tên của họ”. Có thể đó là một nốt ruồi đáng yêu hay họ có dáng đi uyển chuyển như diễn viên ba lê. Ngay khi tâm trí bạn hiện lên hình ảnh vừa ghi nhận hãy nói ngay tên đối phương. Pun còn nói thêm: “Bạn nên lặp lại tên 2 đến 3 lần trong suốt lần giao tiếp đầu tiên”.

Khi gặp gỡ những vị khách quan trọng, hãy luyện tập một chút trước ở nhà. Pun và các nhân viên phụ trách hành lý khác đã chuyền những tấm ảnh và trên đó có các ghi chú phát âm. Còn với chúng ta, một vài phút luyện tập có thể giúp chúng ta “đối phó” với người phỏng vấn xin việc hay với những ông sếp dễ tính; vì tên của họ đã quá quen thuộc với chúng ta rồi.

Đừng sợ hãi những cái tên giống tiếng nước ngoài. “Một cái tên khó sẽ dễ nhớ hơn vì bạn cần nổ lực rất nhiều để ghi nhớ chúng”, Pun nói thêm, Pun 35 tuổi, được sinh ra ở Hong Kong với ba mẹ là người Nepan, nhận sự giáo dục của Singapore, nói được tiếng Anh, Nepan, Tiếng Quan Thoại,  tiếng Quảng Đông và “một tí của những tiếng khác” nữa.

Nếu bạn không chắc khi phát âm một cái tên, Pun đề nghị bạn thử nói ra và nhờ mọi người giúp bạn. Được sửa sai trực tiếp sẽ tốt hơn là bạn không nói gì cả. Những nghiên cứu Hình ảnh thần kinh học cho thấy rằng âm thanh từ chính tên chúng ta sản xuất ra những kiểu mẫu hoạt động khác biệt trong vùng chịu trách nhiệm các giác quan của chúng ta. “Ai mà chẳng thích được gọi tên, đúng không?” Pun trả lời.

 Nguồn: nytimes.com

Chủ đề chính: #cách_ghi_nhớ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn