nguyentin

Nguồn gốc độc đáo của những địa danh ở Sài Gòn

Đăng 5 năm trước

Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh, là một trung tâm kinh tế thương mại hàng đầu nước ta. Ở đó có nhiều địa danh với những tên gọi độc đáo có một không hai, hãy cũng khám phá nguồn gốc của những địa danh này nhé.

1. Cầu Chà Và

Với lộ giới 30 m và chiều dài 190 m, cầu Chà Và là tuyến đường chính bắt qua Kênh Tàu Hủ để giao thương giữa quận 5 và quận 8. Để đảm bảo các phương tiện không bị ùn tắc vào giờ cao điểm, cầu còn có thêm 2 nhánh phụ lên và xuống Đại Lộ Đông Tây.

Người Nam tính tình chất phát thường đặt tên địa danh theo những gì mình nhìn thấy, chữ Chà Và thật ra chính là từ đọc chạy của bán đảo Java (Indonesia). Bởi vì tại đây, ngày xưa là một khu chợ buôn bán của người gốc Ấn. Về sau lại có cách gọi Chà Và Ma Ní (Manila) để gọi chung những người có màu da ngâm, gốc Ấn Độ, Indonesia,...Tại khu vực này còn có rạp hát Phi Long, chuyên chiếu phim Ấn Độ để phục vụ dân địa phương.

2. Cầu Thị Nghè

Thị Nghè là một tên gọi không còn xa lạ gì với dân Sài Gòn, người ta thường nghe thấy cầu Thị Nghè, trường Thị Nghè, nhà thờ Thị Nghè,... Nhưng bạn có biết tên gọi này từ đâu mà có không? 

Thật ra tất cả các địa danh này đều nằm gần nhau và ở một phần Bình Thạnh và một phần Quận 1. Theo sử sách "Gia Định thành thông chí", Thị Nghè bắt nguồn từ tên gọi của một người phụ nữ, tên bà là Nguyễn Thị Khánh, con gái của quan Khâm Sai Nguyễn Cửu Vân. Bà có chồng là một thư ký không được nhắc đến nên người ta thường gọi là bà Nghè. Sở dĩ tên bà được đặt cho nhiều địa danh trong khu vực này là vì bà có công khai hoang, bắt cầu cho dân chúng đi lại và sinh sống.Và đến tận ngày nay để tưởng nhớ công lao của bà người ta vẫn sử dụng tên gọi như vậy.

3. Kênh Tàu Hủ

Với cách đặt tên theo đặc điểm khu vực thường thấy ở Miền Nam, kênh Tàu Hủ lại khác, khu vực rạch nước gần Chợ Lớn này chưa hề có truyền thống làm hay bán tàu hủ quanh đó. Theo như Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của thì khu phố ngang qua đây được người Triều Châu gọi là Tàu Khậu (phát âm là thổ khố) để chỉ khu nhà gạch, nhưng do đọc trại âm nên thành "Tàu Hủ".

Có một giả thiết khác cho rằng sự ô nhiễm và mùi hôi thối ở đoạn rạch này chính là lý do nó có tên gọi như thế.

4. Thủ Thiêm

Thủ Thiêm là một bán đảo thuộc địa phận Quận 2 ngày nay, chỉ cách trung tâm thành phố hơn 300m nên được chọn là một để phát triển thành khu đô thị bậc nhất, tuy nhiên do nhiều bất cập về di dời đất đai nên vẫn chưa thực hiện được.

Trong cách gọi tên các địa danh ở vùng Đông Nam Bộ ta bắt gặp nhiều tên gọi bắt đầu từ "thủ". Do vào thời phong kiến, triều đình xây dựng các đồn canh gác ven sông gọi là thủ, kèm theo đó, mỗi đồn sẽ có một vị quan cai quản việc canh gác. Vì một số vị quan giữ nhiệm vụ khá lâu nên dân chúng quen gọi "thủ" kèm theo tên của các vị quan này. Chúng ta có Thủ Đức (Quận Thủ Đức), Thủ Thiêm (Quận 2), Thủ Thừa (Long An), Thủ Dầu Một (Bình Dương) là một trường hợp đặc biệt thú vị vì tại đồn này ngày xưa có cây dầu đứng lẻ loi một mình.

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, thời vua Tự Đức (khoảng 300 năm trước) có đoạn viết về vùng đất Thủ Thiêm. "Ở thôn Giai Quý, huyện Nghĩa An có chợ tục gọi là Thủ Thiêm; trước chợ có sông Bình Giang, đối diện tỉnh Gia Định. Tàu biển, thuyền sông tấp nập, dân sở tại làm nghề chở đò ngang, đò dọc và theo dòng nước đem bán thực phẩm như cá, thịt, rau, quả".Huyện Nghĩa An nay là quận 2, 9 và dòng Bình Giang chính là sông Sài Gòn.

5. Đakao

Đakao ngày nay là một khu vực thuộc Quận 1, không ít người thắc mắc về tên gọi "nửa tây nửa ta" này. Nguồn gốc của tên Đakao là do bộ máy cai trị địa phương thời Pháp thuộc, vào lúc đó , TP. HCM vừa được sát nhập với tên gọi Sài Gòn- Chợ Lớn (Région de Saigon – Cholon). Dưới khu là các hộ, tương đương với cấp tổng tỉnh do một người Hộ Trưởng đứng đầu người dân gọi là Đất Hộ, do Hộ trưởng quản lý và người Pháp lại phiên dịch thành Đakao.

Từ đó, tên gọi Đakao trở nên phổ biến từ những năm 1950 cho đến nay.

6. Ngã Tư Bảy Hiền

Lại một cách đặt tên quen thuộc của người Việt, đặt tên theo thứ bậc anh em trong gia đình và thêm vào tên của người. Nhưng chúng ta vẫn thắc mắc, Bảy Hiền này thực sự là ai?

Ngã Tư Bảy Hiền là một nút giao thông vô cùng quan trọng thuộc địa phận quận Tân Bình ngày nay. Tại đây, nếu thường xuyên len lỏi trong những con hẻm ta sẽ bắt gặp rất nhiều nhà xưởng dệt vải, nhiều người còn gọi đây là Xóm Vải. Đó chính là nơi mà người Quảng Nam di dân vào Sài Gòn 1954 và lập nghiệp. Ông Bảy Hiền là một người bán cà phê cóc tại đây. Theo sách "Người Quảng Nam", ông là người cai quản nhiều đồn điền cao su của Nam Phương Hoàng Hậu do vậy người ta quen gọi tên ông cho ngã tư này.

Thú vị, hiện nay tại căn nhà số 4 Trường Chinh, cháu nội của ông Trần Văn Hiền vẫn còn sống.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn