ATu Tran Trầm tĩnh, khép kín, tự tin.

Những lần người dân ''nổi sóng'

Đăng 5 năm trước

Vừa qua, vụ việc người dân tại Bình Thuận và một số địa phương khác xuống đường gây rối trật tự công cộng đã tác động tiêu cực đến tình hình an ninh, chính trị của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời, sự việc xảy ra cũng làm cho đời sống kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng theo hướng xấu. Từ vụ việc này nhìn về quá khứ, có thể thấy những lần “người dân dậy sóng” diễn ra không phải là hiếm.

Gây rối quy mô lớn tại Tây Nguyên đầu những năm 2000

Vào những năm 2001, 2004, Tây Nguyên thực sự là một “chảo dầu” của cả nước. Dưới sự kích động của các đối tượng chống đối lợi dụng dân tộc, bà con đồng bào Tây Nguyên đã tụ tập đông người, kéo đến gây rối và phá hủy các trụ sở của cơ quan công quyền, khiến cho đời sống chính trị bị đảo lộn. Đồng thời, đây cũng là cái cớ để các đối tượng phản động lưu vong, các thế lực thù địch vu cáo chúng ta vi phạm nhân quyền, đàn áp người dân, đối xử bất bình đẳng với bà con dân tộc.Theo thông tin được cơ quan chức năng đưa ra, việc người dân xuống đường phá rối như trên là sản phẩn trực tiếp của tổ chức phản động FULRO. Đây là một tổ chức phản động được cầm đẩu bởi Ksor Kok – đối tượng người dân tộc Gia Lai. Luận điệu điệu được chúng sử dụng để kích động người dân là thành lập nhà nước Đề ga độc lập, lấy Tây Nguyên về cho người Thượng.

“Bạo động” tại Mường Nhé, Điện Biên năm 2011

Đầu tháng 5 năm 2011, cả nước rúng động trước việc hàng ngàn người Mông đã tụ tập tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) gây rối trật tự công cộng. Thậm chí, có những đối tượng manh động đã tấn công lực lượng biên phòng và công an. Mục đích của việc gây rối này là thành lập “vương quốc Mông”.Vụ việc được một “bàn tay” của các đối tượng phản động phía sau tổ chức, chỉ đạo. Trước đó, các đối tượng phản động đã rao giảng các thông tin sai lệch, tuyên truyền những luận điệu sai trái khiến người dân u mê. Lý do được đưa ra để lôi kéo mọi người là người Mông phải đi đón vua Mông, người Mông phải có nhà nước riêng, ai đi theo vua Mông thì sẽ được sống cuộc sống sung túc và no đủ. Do nhận thức hạn chế nên nhiều người Mông đã tin và nghe theo địch. Không chỉ người Mông tại Điện Biên mà có rất nhiều người dân tộc Mông tại nhiều địa phương khác đã bị thông tin này làm cho u mê, bán hết tài sản sau đó “hành hương” về Mường Nhé để đón vua Mông.

Tụ tập đông người tại Bình Dương năm 2014

Năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 tại Biển Đông đã khiến cho cả nước ta sôi sục. Cùng với đó, phía Trung Quốc còn ngang ngược tấn công tàu cá của ngư dân và tàu của Kiểm ngư Việt Nam. Tất cả những điều này khiến cho mối quan hệ giữa hai nước trở nên vô cùng căng thẳng.Lợi dụng lòng yêu nước của người dân, các đối tượng phản động trong và ngoài nước đã kích động người dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc. Tuy nhiên, ẩn sau hành động “biểu tình ôn hòa” đó lại là việc đập phá, hủy hoại tài sản của các doanh nghiệp, cơ quan công quyền. Bình Dương trở thành tâm điểm của cơn bão này. Kết quả của nó là hàng trăm doanh nghiệp bị đột nhập và phá hoại tài sản, trong đó đa số là các doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Để giữ chân doanh nghiệp, sau “cơn giận dữ” này của người dân, chính quyền đã phải bỏ ra một khoản tiền không phải là nhỏ để bồi thường và hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Bình Thuận nổi sóng

Những ngày qua, việc người dân tại Bình Thuận xuống đường biểu tình phản đối Quốc hội thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu) thu hút được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Trong lần xuống đường này, cùng với những người yêu nước thì có không ít kẻ xấu chà trộn trong đó. Các đối tượng này vô cùng manh động. Dưới danh nghĩa “biểu tình ôn hòa”, các đối tượng chống đối đã đốt phá trụ sở của nhiều cơ quan, phá hoại nhiều phương tiện vật chất của nhà nước. Thậm chí, nhiều người còn lo ngại một cuộc “bạo loạn” như Bình Dương 2014 sẽ tái diễn tại Bình Thuận nhưng rất may cơ quan chức năng đã nhanh chóng khống chế được tình hình.Người dân xuống đường thể hiện ý chí là điều vô cùng đáng buồn. Tuy nhiên, khi xem xét các vụ việc trên, có thể thấy người dân đã bị các đối tượng chống đối lợi dụng, trở thành công cụ để chống phá nhà nước.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn