Như Quỳnh " Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình "
Biên tập viên tại Thế giới Network Media

Sức mạnh của sự im lặng

Đăng 6 năm trước

Lâu nay chúng ta vẫn chỉ nghe: “ Im lặng là đồng ý “. Thế nhưng sức mạnh của sự im lặng trong giao tiếp, nhất là ở Việt Nam còn hơn cả thế. Hãy cùng tìm hiểu “ im lặng” có sức mạnh như thế nào nhé !

Im lặng thuộc yếu tố cận ngôn ngữ, bên cạnh yếu tố ngôn ngữ, yếu tố phi ngôn ngữ, một trong ba yếu tố giao tiếp. Nằm trong nhóm yếu tố cận ngôn ngữ này còn có tiếng thở dài, ầm ừ, lên xuống giọng hay kéo dài..

Thực sự chúng ta vẫn sử dụng các yếu tố này trong việc giao tiếp hằng ngày thế nhưng sử dụng thì chỉ là sử dụng chứ không hề quan tâm hay để ý đến các giá trị của nó. Bạn sẽ phải ngỡ ngàng khi liệt kê ra tất cả các giá trị của sự im lặng.

  • Im lặng không chỉ có nghĩa là cắt đứt cuộc trò chuyện, cuộc đối thoại, quá trình giao tiếp mà ngược lại nó còn truyền tải một khối lượng thông tin khá lớn.
  • Im lặng thể hiện sự tôn trọng
  • Im lặng thể hiện sự khinh bỉ
  • Im lặng thể hiện sự đồng ý 
  • Im lặng thể hiện sự không đồng ý
  • Im lặng thể hiện sự yêu thương
  • Im lặng thể hiện sự căm tức
  • Im lặng để gây sự chú ý
  • Im lặng để thay đổi không khí
  • Im lặng vì không biết cách trả lời
  • Im lặng vì có quá nhiều điều cần phải nói 
  • Im lặng là hèn nhát
  • Im lặng là dũng cảm
  • Im lặng vẫn truyền đạt thông điệp mà không phải chịu trách nhiệm đối với thông điệp đó…

Tôi sẽ lấy một vài trường hợp để minh chứng cho bạn thấy sức mạnh của nó nhé

Thử lấy trường hợp im lặng là để gây sự chú ý đi. Chẳng hạn bạn đang ngồi ăn cơm cùng với gia đình, nhưng suốt bữa ăn bạn không hề nói một lời thì sẽ có chuyện ngay. Cho dù bạn có là người ít nói đi nữa thì bạn vẫn sẽ thu hút sự chú ý của các thành viên còn lại. Và sẽ nhận được những câu hỏi kiểu như “ Hôm nay con có chuyện gì hả ? “ “ Con có bị làm sao không ?”…

Một trường hợp khác, im lặng là không đồng ý. Chẳng hạn bạn và người yêu đang ngồi cùng nhau. 

   Bạn:  Đi uống trà sữa ở quán X nha.

  Cô ấy: *im lặng*

  Bạn: Vậy quán Y nha.

  Cô ấy: *vẫn im lặng*

  Bạn: Vậy thooiiiiii...

Sẽ có nhiều người thắc mắc rằng, biết đâu im lặng trong trường hợp trên đây là đồng ý thì sao ? Câu trả lời là hãy nhìn nét mặt cô ấy. Chỉ có thể là như thế ! Bởi vì nét mặt thuộc vào yếu tố phi ngôn ngữ đã nhắc đến ở trên. Nói như thế để thấy rõ ràng các yếu tố trong giao tiếp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Muốn đạt hiệu quả giao tiếp thì cần phải phối hợp cả ba yếu tố giao tiếp trên.

Quay trở lại với sự im lặng. Có thể thấy được im lặng chính là thói quen ngôn ngữ của người Việt. Không tin bạn hãy thử trực tiếp nghe một vài cuộc giao tiếp để xem tôi nói đúng không nhé. …

Qua đây mới thấy được sức mạnh của sự im lặng mà bấy lâu nay chúng ta đã bỏ qua. Mỗi người cần phải biết sử dụng yếu tố cận ngôn ngữ này trong giao tiếp một cách thích hợp để có thể giải quyết tốt những vấn đề trong cuộc sống. Hãy luôn nhớ “ im lặng là vàng “. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn