Nguyễn Thành Long Tôi muốn đi, muốn gặp, muốn trò chuyện, muốn giúp đỡ mọi người. Tôi muốn trở thành tiếng nói của nhân dân, tôi muốn trở thành một nhà báo.

Thời đại mà ai cũng có thể!!!

Đăng 4 năm trước

Dù muốn hay không, đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng ai cũng có thể tác động, ảnh hưởng tới toàn thế giới, theo bất kể chiều hướng tốt hay xấu.

Thời đại mà ai cũng có thể!!!

Thế giới hay lịch sử không còn được viết lên hay tạora bởi những vị vua hay những vị tướng nữa. Giờ một cậu bé cũng có thể viết lêncâu chuyện tác động tới nhân loại, miễn là cậu ta có một chiếc điện thoại thôngminh hay một chiếc máy tính kết nối mạng. Không chỉ Internet hay các mạng xãhội mới khiến một cá nhân có được quyền năng như thế, chính truyền thông cũngđang góp phần quan trọng hóa sức ảnh hưởng của một người gấp nhiều lần so vớithực tế mà người đó có thể. 

Thế giới đang xuấthiện nhiều hơn những sự kiện không thể lường trước do các cá nhân tiến hành, đủsức gây ảnh hưởng tới dòng chảy lịch sử. Những kẻ khủng bố theo kiểu con sóiđơn độc, những cá nhân với những phát ngôn gây sốc hay những nhân vật quantrọng lộ ra những bí mật sẽ ảnh hưởng không chỉ tới cuộc sống của họ mà là cuộcsống của toàn bộ nhân dân một quốc gia.Trong thời đại côngnghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội cho các cá nhân, những người không cóquyền lực, tạo ra dấu ấn trong lịch sử, dù ngẫu nhiên hay cố ý. Hãy nhìn cáchMùa xuân Arab bắt đầu: Việc một người bán hoa quả Tunisia tự thiêu sau khi bịcảnh sát sỉ nhục đã dấy lên phong trào biểu tình khắp thế giới Hồi giáo, nhờ sựthúc đẩy của các phương tiện truyền thông xã hội.Liệu thế giới có thểbiết về thủ lĩnh phiến quân Joseph Kony của Uganda nếu một đoạn băng về ngườinày không được lan truyền trên internet? Hay việc mục sư Terry Jones của mộtnhà thờ nhỏ ở Florida thu hút sự chú ý của toàn thế giới vào năm 2010 bằng cáchđe dọa đốt những cuốn sách linh thiêng của người Hồi giáo.

Tuy nhiên, những sựkiện chấn động do một cá nhân gây ra đã xuất hiện rất lâu trước khi Facebook,Youtube hay Internet xuất hiện.Gavrilo Princip, 19tuổi, chỉ là một thanh niên Serbia vô danh, cho tới ngày 28/6/1914, khi ngườinày bắn chết Thái tử Áo Franz Ferdinand, gây ra cuộc Chiến tranh Thế giới thứnhất.Hiện tại, các sử giavẫn tiếp tục tranh cãi rằng liệu lịch sử có thay đổi nếu chiếc xe của thái tửchuyển hướng vào một con đường khác. Vài người có xu hướng phóng đại tầm quantrọng của một cá nhân. Thực tế, người châm ngòi cho cuộc chiến có thể khôngquan trọng bằng những người đặt củi.Sự thay đổi, đôi khigây ra một thảm họa, như trong Thế chiến thứ nhất, nhưng đôi khi cũng chuyểnthế giới sang một hướng mới tích cực hơn. Một ví dụ, việc RosaParks từ chối nhường chỗ cho một người đàn ông da trắng trong chuyến xe buýt ởAlabama đã tạo ra một chuỗi các sự kiện chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ.Lịch sử cho thấy,nhiều cá nhân có những vị trí đặc biệt, như Lech Walesa, Ba Lan hay Aung SanSuu Kyi, Myanmar, là chủ nhân của các giải Nobel Hòa bình năm 1983 và 1991.Một sự thật không thểchối cãi, rằng những nhà hoạch định chính sách ở các nước lớn luôn đóng vai tròrất quan trọng trong các vẫn đề thế giới. Thực tế cho thấy, những quyết địnhcủa Washington đã gây ra hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, như một phản ứngcủa nước Mỹ trước vụ khủng bố 11/9.

Tuy nhiên, lý thuyết vĩ nhân của thế kỷ 19,trong đó lịch sử được viết lên bởi các đức vua và những vị tướng, không cònđúng trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.Sau vụ khủng bố 11/9,mối quan hệ giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo đã bị đẩy tới vực thẳm khinhững nhà hoạch định chính sách của cả hai phía luôn phải tìm cách đối phó vớicác động thái bất ngờ của một số cá nhân.Đó là một chuỗi cácsự kiện nhằm vào người dân Arab, từ những bức tranh biếm họa nhà tiên triMuhammad ở Đan Mạch, dẫn tới những các cuộc bạo loạn đẫm máu từ Libya tớiIndonesia, cho tới những vụ việc liên quan tới kinh Koran, hay vụ thảm sát dânthường trong thời gian gần đây.Đan Mạch, đất nướcnổi tiếng an bình với những câu chuyện cổ tích về nàng tiên cá và chú lính chìdũng cảm, cũng đã bị kéo vào những căng thẳng với al-Qeada. Phải mất vài thángngoại giao để làm dịu cuộc khủng hoảng, nhưng mối quan hệ của Đan Mạch với thếgiới Hồi giáo không bao giờ có thể trở lại như trước.Robert Bales, mộtbinh lính Mỹ, kẻ đứng sau vụ thảm sát đẫm máu, đã gây ra đẩy làn sóng phẫn nộcủa người dân Afghanistan lên cực điểm, bất chấp nỗ lực hòa giải của các nhàhoạch định chính sách.Tại Pháp, các cuộctấn công vào binh sĩ và dân thường của một kẻ Hồi giáo cực đoan đã gia tăng áplực lên Tổng thống Nicolas Sarkozy, người đang mất dần uy tín sau các cuộc thămdò gần đây.Vụ thảm sát của mộtkẻ bài xích Hồi giáo, khiến 77 người thiệt mạng tại Na Uy cho thấy, những cuộctấn công của một sát nhân đơn độc có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Cuối cùng thì ở thờiđại này, khi mà công nghệ thông tin bùng nổ một các mạnh mẽ, giống như nhữngcơn sóng khổng lồ không thể ngăn cản, thì bất cứ ai cũng có thể điều khiển consóng đó, đánh vào bất cứ nơi nào, vào bất cứ thời điểm nào mà cá nhân đó thíchtheo ý muốn của họ. Tôi không phản đối việc những cá nhân có những thay đổitích cực đến thế giới, giúp nhân loại đạt được những thành tựu phi thường, thìvẫn còn đó những cá nhân với lợi ích nhất thời, bị cám dỗ bởi sự nổi tiếng haytai tiếng, tiền bạc hay thù hằn, mà điểm chung của những tiêu cực trong việcthay đổi thế giới đều trái ngược với thay đổi thế giới một cách tích cực là ởchỗ thay đổi tiêu cực sẽ bắt đầu với sự thiếu suy nghĩ và nóng vội.

Sử gia Lundestad nhậnđịnh về vai trò của các cá nhân: "Tôi tin rằng thế giới đã nhận được mộtbài học".

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn