Hiếu Nguyễn Minh Hơi cao, mặt mũi cũng được. Muốn trở thành một lập trình viên, hơi ít nói.

Vài điều về sự khác biệt giữa tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ

Đăng 5 năm trước

Có những câu hỏi kinh điển khi bắt đầu học tiếng Anh, đó là: 'Nên học tiếng Anh của người Anh hay tiếng Anh của người Mỹ ? Bên nào là chuẩn hơn ? Bên nào sẽ có lợi thế hơn ?'. Bài viết hôm nay mình xin cung cấp với các bạn một vài thông tin mà mình thu thập được từ các anh chị và Internet. Mong các bạn có thể lựa chọn cho mình một ngôn ngữ phù hợp với các bạn.

1. Thế nào là Giọng Anh-Anh và Giọng Anh-Mỹ ?

  • Giọng Anh-Mỹ: Khi nhắc đến giọng Anh-Mỹ thì thường cái chúng ta nói tới chính là giọng Mỹ phổ thông (General American), chính là giọng mình thường hay nghe trên đài, TV, phim đó, giọng các khu trung tâm, cũng ví như giọng Hà Nội so với Nam Đinh, Thái Bình hay Quảng Ninh đó. Giọng phổ thông này được coi là quy chuẩn và nhiều người Mỹ cũng nói giọng đó. Tất nhiên mỗi vùng miền có âm địa phương khác nhau nhưng sự khác biệt không đáng kể.
  • Giọng Anh-Anh: Nói đến giọng Anh-Anh có nghĩa là mình nói đến cái giọng chính thống, giọng BBC, giọng của các tầng lớp trên, và còn được gọi là "Queen's English", giọng Nữ Hoàng. Giọng này chỉ được nói bởi thiểu số người Anh nhưng lại là giọng chúng ta nghe nhiều nhất trên phim ảnh truyền hình, còn lại họ dùng giọng địa phương, khá khó nghe với nhiều người mới chỉ học tiếng Anh chính thống.

2. Cách dùng "Just","Already" và "Yet"

  • Người Mỹ dùng từ 'just', 'already' hay ​'yet' trong thì quá khứ đơn giản- the simple past tense. 
  • Trong khi tại người Anh thường dùng những từ đó ở thì hiện tại hoàn thành - the present perfect. 

Ví dụ:Người Mỹ nói: "I already had lunch." hay "She didn't arrive yet."Còn người Anh nói: "I've already had lunch." hay...: "She hasn't arrived yet."

3. Cách nói giờ.

  • Nếu muốn nói 2:45 - 2h45 tại Anh, chúng ta có thể nói:"Quarter to three", hay 3:15 - 3h15 có thể nói "Quarter past three". 
  • Trong khi đó, tại Mỹ, nói giờ như sau:"Quarter of three" để chỉ 2:45, hay "Quarter after three" để chỉ 3:15.

4. Người Anh và người Mỹ cũng khác nhau trong cách nói.

  • GOOD: người Mỹ dùng good thay cho well, VD: I feel good (M) = I feel weel (A) 
  •  Người Anh dùng 'have got' hay 'has got' khi nói về sở hữu, trong khi người Mỹ thì thường hay dùng 'have' hay 'has'.Ví dụ, tiếng Anh Mỹ, chúng ta có thể nói: "I have a new car."Còn trong tiếng Anh Anh thì thường là: "I've got a new car."(Về mặt nghĩa, hai câu trên không khác nhau) 
  •  Dạng Past Participle của GET, người Mỹ dùng là GOT, còn người Anh dùng là GOTTEN.
  •  Với động từ AIM, người Mỹ dùng cấu trúc “to aim to + V”, còn người anh dùng cấu trúc “to aim at + V ing”.

5. Chính tả (Spelling)

  • Chính tả là yếu tố tạo nên sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại tiếng Anh: Anh - Anh và Anh - Mỹ. 
  • Những từ kết thức bằng –or (Anh - Mỹ) –our (Anh – Anh): color, colour, humor, humour, flavor, flavour... 
  • Những từ kết thúc bằng – ize (Anh - Mỹ) – ise (Anh – Anh): recognize, recognise, patronize, patronise... 
  • Anh – Anh thường gấp đôi phụ âm cuối trong khi Anh – Mỹ có khi không như vậy, đặc biệt là với phụ âm “l”: 

Travel - traveller - travelling (Anh – Anh) 

Travel - traveler - traveling (Anh – Mỹ)

Một ví dụ là cách viết động từ 'to practise'- luyện, tập luyện:Trong tiếng Anh Anh, từ này được viết với chữ 'S', P-R-A-C-T-I-S-E. 

Còn trong tiếng Anh Mỹ, nó được viết với chữ 'C', P-R-A-C-T-I-C-E.

  • Để nắm vững sự khác biệt giữa hai loại tiếng Anh đấy như “mò kim đáy biển”, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của công cụ kiểm tra chính tả (spell check) để tạo sự nhất quán trong cách sử dụng – nếu như bạn đang sử dụng máy tính. Và bạn có thể sử dụng loại tiếng Anh nào mà bạn thích. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất là việc lựa chọn từ vựng và cách phát âm. Để khắc phục điều này bạn có thể sử dụng từ điển như một công cụ hỗ trợ đắc lực vì hầu hết các từ điển đều có hướng dẫn chính tả và giải thích cụ thể hai loại tiếng Anh: Anh – Anh và Anh – Mỹ: 
  • Ở một số từ điển của Mỹ (US), sự khác biệt bao gồm từ đầu mục (headword) với sự khác biệt được đánh dấu ở trong ngoặc đơn. Ví dụ như colo(u)r 
  • Ở một số từ điển của Anh (British), sự khác biệt được đánh dấu ngay sau từ đầu mục. Ví dụ watch, plural watches; glass, plural glasses.

6. Một số từ thông dụng.

Luật sư: Attorney (M) – Barrister, Solicitor (A) 

 Hiệu sách: Bookstore (M) – Bookshop (A) 

 Ô tô: Automobile (M) – Motor car (A) 

 Bản mẫu có chỗ trống để điền vào: Blank (M) – Form (A) 

 Danh thiếp: Calling card (M) – Visiting card (A) 

 Kẹo: Candy (M) – Sweets (A) 

 Cửa hàng kẹo: Candy store (M) – Sweet shop (A)

Toa xe lửa: car (M) – coach, carriage (A)

Ngô: Corn (M) – Maize, Indian corn (A)

Lúa mì: grain, wheat (M) – corn (A)

Thị sảnh: City Hall (M) – Town Hall (A)

Bánh quy: Cracker (M) – Biscuit (A)

Đạo diễn điện ảnh: Director (M) – Producer (A). Chú ý: ở Mỹ, producer là giám đốc, chủ rạp hát (ở Anh thì dùng manager, proprietor)

Trung tâm doanh nghiệp thành phố: downtown (M) – city (A)

Hiệu thuốc: Drugstore (M) – Chemist’s. Chemist’s shop (A)

Thang máy: Elevator (M) – Lift (A)

Xăng: Gas hay gasonline (M) – Petrol (A)

Dầu hỏa: Kerosene (M) – Paraffin (A)

Mùa thu: Fall (M) – Autumn (A)

Tên (người): First name hay given name (M) – Christian name (A)

Vỉa hè: Sidewalk (M) – Pavement (A)

Đường sắt: Railroad (M) – Railway (A)

Cửa hàng tự phục vụ: Supermarket (M) – Self-service shop (A).

Sinh viên năm thứ nhất: Freshman (M) – First year student (A

)Sinh viên năm thứ hai: Sophomore (M) – Second year student (A)

Sinh viên năm thứ ba: Junior (M) – Third year student (A)

Sinh viên năm cuối: Senior (M) – Last year student (A)

7. Phụ âm 'r' ở cuối từ

  • Anh-Anh: Âm /r/ bị lược bỏ hoàn toàn.
  • Anh-Mỹ: Phát âm rất nặng và rõ, lưỡi cong ngược vào trong 
  • Ví dụ:  

Car [(A-A) kaː] [A-M) kaːr]     

Floor [(A-A) flɔː] [A-M) flɔːr]      

Board [(A-A) bɔːd] [A-M) bɔːrd]      

Bare [(A-A) beə ] [A-M) ber]

Có một số bạn sẽ bảo như vậy thì phát âm theo giọng Anh dễ hơn giọng Mỹ nhưng thực ra trong một số trường hợp không phải vậy.

Ví dụ: by the /steəz/ và by the /steərz/ thì rõ ràng theo Am.E sẽ dễ nhận ra đó là từ Stairs hơn.

8. Phụ âm /t/ ở giữa 2 nguyên âm

  • Anh-Anh: Vẫn phát âm là “t” rõ ràng và chính xác
  • Anh-Mỹ: Phát âm nhẹ hơn, có xu hướng thay thế “t” bằng “d”
  • Ví dụ:       

Item: [(A-A) aɪ.təm ] [A-M) aɪ.dəm ]       

Bottle [(A-A) bɔtl ̩] [A-M) ba:dl]     

Computer [(A-A) kəm’pju:tə] [A-M) kəm’pju:dər]     

Letter [(A-A) ‘letə] [A-M) ‘ledər]

9. Nguyên âm /æ/

  • Anh-Anh: Đọc hẳn thành âm /a/
  • Anh-Mỹ: Đọc thành âm nửa a nửa e.Một số người bật mí để đọc âm này đó là há miệng như đang chuẩn bị nói a, nhưng từ vị trí đó, hãy cố gắng bật âm e.
  • Ví dụ:        

Fast [(Br.E) fɑːst ̩] [Am.E) fæst]         

Staff [(Br.E) stɑːf ̩] [Am.E) stæf]         

Cat [(Br.E) kɑːt] [Am.E) kæt]        

Lamp [(Br.E) lɑːmp ̩] [Am.E) læmp]

10. Nguyên âm o (box, top, hot, god)

  • Anh-Anh: Được phát âm tròn miệng là /ɒ/
  • Anh-Mỹ: Bị đọc trệch hẳn thành /a:/
  • Ví dụ:        

Document [(Br.E) dɒkjʊmənt ] [Am.E) dɑːkjʊmənt]       

Occupied [(Br.E) ɒkjʊpaɪd ] [Am.E) ɑːkjʊpaɪd]       

Copy [(Br.E) kɒpi ] [Am.E) kɑːpi]      

Monitor [(Br.E) mɒnɪtə ] [Am.E) mɑːnɪtə ]

11. Trọng Âm

Những từ mượn của Pháp như "garage" thì người Mỹ nhấn âm cuối trong khi người Anh nhấn âm trước đó. Các từ sau nằm trong số này: adult, ballet, baton, beret, bidet, blasé, brevet, brochure, buffet, café, canard, chagrin, chalet, chauffeur, chiffon, cliché, coupé, croissant, debris, debut, décor, detail, détente, flambé, frappé, garage, gateau, gourmet, lamé, montage, parquet, pastel, pastille, pâté, précis, sachet etc.

12. Đuôi "ile" và đuôi "ine"

Người Anh có xu hướng đọc thành âm "i" thành "aɪ" trong khi người Mỹ đọc âm "i" này thành /ɪl. 

13. Các trường hợp từ kết thúc bằng các hậu tố -ary -ery -ory -bury, -berry, -mony

Trong khi người Mỹ vẫn nhấn vào các âm "a", "e", "o" của các hậu tố đó thì người Anh hầu như bỏ qua và chỉ giữ mỗi âm "ry" hay "ny" cuối.

LỜI KẾT !

Bây giờ câu hỏi không còn là "Loại nào được giám khảo ưa hơn nữa" thì để quyết định các bạn có thể hỏi bản thân các câu sau:  

Bạn thích cái nào hơn?  

Giọng nào bạn dễ bắt chước hơn?  

Giọng nào các bạn của bạn nói?  

Giọng nào giáo viên của bạn nói?  

Giọng nào khiến bạn dễ hiểu những tài liệu mà công việc và học tập của bạn đòi hỏi hơn?

Bạn có thể tham khảo list sau:  

Anh Mỹ: 

Nếu bạn nói Anh Mỹ, mọi người nói tiếng Anh sẽ hiểu bạn 

Có nhiều lựa chọn về phim ảnh, game show và các chương trình truyền hình thực tế hơn để học tiếng Anh. Ngành truyền thông của Mỹ sản xuất ra nhiều chương trình đa dạng, hấp dẫn, vui nhộn, lý thú hơn. 

Các tài liệu trên mạng nhiều giọng Anh Mỹ hơn (youtube chẳng hạn) 

Có gấp 10 lần số người nói giọng Anh Mỹ hơn giọng Anh Anh. 

 Khi bắt gặp 1 người học tiếng Anh, khả năng rất cao là người ta nói Anh Mỹ chứ không phải Anh Anh. 

Người Anh có thái độ bình thường với những người nói Anh Mỹ.  

Anh Anh:

Nếu bạn nói Anh Anh, mọi người nói tiếng Anh sẽ hiểu bạn 

Các từ điển Anh-Anh luôn chính xác và học thuật hơn là các từ điển Anh-Mỹ 

Những người nói tiếng Anh Anh thường được cho là rất thông minh, có nền tảng giáo dục rất cao và nhiều đức tính khác !! 

VÀ QUYẾT ĐỊNH LÀ Ở BẠN !  

Chúc bạn sẽ luôn thành công trong công việc và cuộc sống !

Nguồn: Facebook IELTS Trang Buioxford.edu.vn

Chủ đề chính: #tiếng_anh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn