Nguyễn Giang "SỐNG"

5 bí quyết giúp con bạn đối diện với chứng rối loạn lo âu xã hội

Đăng 4 năm trước

Bài chia sẻ ngắn gọn dưới đây của tác giả Christine Fonseca MS sẽ giúp bạn nhận dạng và có những biện pháp hỗ trợ con của mình khi chúng mắc phải chứng rối loạn lo âu xã hội.

Thế giới xung quanh chúng ta ngày càng căng thẳng hơn. Tiếng ồn nhiều hơn, công việc nhiều hơn, áp lực nhiều hơn... Tất cả chỉ có tăng lên mà không hề giảm xuống. Và những đứa trẻ xung quanh chúng ta cũng cảm nhận được điều này, dẫn đến việc ngày càng có nhiều hành vi giống như lo lắng hơn, nhưng không phải lo lắng nào cũng tăng đến mức rối loạn lo âu. Sau đây là những triệu chứng phổ biến của hội chứng Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder): 

  • Thể hiện nỗi sợ khi bị gọi tên ở trường hoặc trong các hoạt động biểu diễn
  • Thể hiện nỗi sợ khi bị quan sát hoặc đánh giá trong các nhiệm vụ liên quan đến trình diễn 
  • Có biểu hiện của chứng buồn nôn, đau đầu hoặc phản ứng tấn công trong hoảng loạn khi đáp lại yêu cầu biểu diễn
  • Gặp vấn đề khi tham gia hoạt động ở trường
  • Có các hành vi trốn tránh, bao gồm tránh các hoạt động xã hội, các buổi tiệc hoặc trước các cơ hội trình diễn

Nếu quan sát thấy con bạn có những biểu hiện trên, bạn hãy dành thời gian để tự mình trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Những biểu hiện đó có ngăn cản con tôi khi tham gia các hoạt động ở trường hay hoạt động ngoại khóa không?
  • Dường như những nỗ lực để vượt qua nỗi lo lắng không hiệu quả phải không?
  • Con tôi có đang bỏ lỡ các cơ hội trong xã hội do liên quan đến biểu hiện sợ hãi và lo lắng không?

Nếu đứa trẻ biểu hiện nhiều hành vi trong danh sách đã liệt kê và bạn trả lời “có” cho hầu hết những câu hỏi ở trên thì đã đến lúc đứa trẻ cần được chữa trị chứng rối loạn lo âu. Để giúp đỡ trẻ trong việc học cách cân bằng những nỗi lo, hãy nhớ đến những bí quyết quan trọng dưới đây:

1. Tạo một môi trường an toàn và giúp trưởng thành cho con của bạn, cả ở nhà và ở trường

Cảm giác an toàn và được bảo vệ là rất cần thiết cho những đứa trẻ hay lo lắng. Môi trường và phản ứng của người lớn càng rõ ràng và có thể dự đoán trước được là một điều tốt. Bạn cũng đừng quên dạy cho trẻ cách để ứng phó với những thay đổi bất ngờ!

2. Trao đổi, làm việc với giáo viên để tạo nên những “khu vực an toàn” cho trẻ ở trường

Sự an toàn không chỉ quan trọng khi ở nhà nhưng cũng rất cần thiết khi ở trường. Với các khu vực an toàn, trẻ có thể sử dụng để tránh những sự lộn xộn thông thường ở trường, đặc biệt là trong bữa ăn trưa, nhờ đó sẽ giúp trẻ cảm thấy tốt hơn khi ở trường.

3. Cung cấp những “bí quyết giải lao” (“break cards”) để giúp giảm căng thẳng và áp lực ở lớp học

Dạy cho trẻ làm thế nào để nghỉ ngơi lúc cần thiết khi đã đi qua một đoạn đường dài để xây dựng niềm tin. Biện pháp này sẽ cho phép trẻ kiểm soát được nhu cầu của bản thân, và hỗ trợ trẻ khi rơi vào đỉnh điểm của sự lo lắng.

4. Dạy cho trẻ những kỹ thuật thư giãn và khi nào thì sử dụng chúng

Những chiến lược giúp cân bằng đóng vai trò quan trong việc quản lý nỗi lo lắng. Nó cũng quan trọng tương tự như học cách định nghĩa lại rằng căng thẳng là một điều gì đó tích cực. Tất cả những chiến lược này đều giúp xây dựng sự tự tin trong việc kiểm soát những lo âu xã hội.

5. Sửa dạy trẻ khi có những cách suy nghĩ không tốt

Tất cả chúng ta đều nói với chính mình hàng tá câu chuyện về thế giới của chúng ta. Khi một đứa trẻ đang biểu hiện nỗi lo lắng, những câu chuyện mà chúng tự nói với chính mình thường làm cho căng thẳng gia tăng và khiến mọi thứ trở nên tiêu cực hơn. Hãy học biết những khác biệt giữa câu chuyện mà trẻ và chúng ta tự nói với chính mình, vì những khác biệt đó chính là yếu tố quan trọng giúp cải thiện kết quả sau cùng.

Nếu đã áp dụng những biện pháp trên nhưng không có kết quả khả quan, hãy đưa con của bạn đến các chuyên gia tâm lý. Không thể để cho rối loạn lo âu xã hội điều khiển cuộc đời của đứa trẻ. Chỉ cần có sự ủng hộ và nỗ lực, con của bạn sẽ học được cách làm chủ những hành vi lo lắng của mình. 

Đọc thêm: 

Những điều trẻ nhỏ nên hiểu về tình yêu

Sau ly hôn, đừng phạm 10 sai lầm này nếu không muốn hủy hoại cuộc sống con bạn

Chủ đề chính: #nuôi_dạy_con_cái

Bình luận về bài viết này
1 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn