Nguyễn Minh Ngọc Hà Dream as if you'll live forever. Live as if you'll die today. - James Dean -

60 điều nên NÓI và LÀM để nuôi dưỡng một đứa trẻ hạnh phúc

Đăng 7 năm trước

Làm cha làm mẹ chưa bao giờ là công việc dễ dàng với bất cứ ai. Nếu muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ hạnh phúc, hãy nói và làm 60 điều dưới đây.

Cha mẹ chính là tấm gương để trẻ noi theo. Trẻ sẽ trở thành một người tự tin hay tự ti phụ thuộc phần nhiều vào cách dạy dỗ của bạn khi chúng còn bé.

Ohay xin chia sẻ những cụm từ mà mỗi phụ huynh nên nói với con mình để nuôi dưỡng chúng thành một người hạnh phúc và biết quan tâm đến người khác. Lời nói thực sự có ma thuật, chúng sẽ dạy cho con bạn làm cách nào để yêu thương và được yêu thương, tự tin, chia sẻ hạnh phúc và niềm vui với người khác cũng như biết quý trọng những gì mình đang có.

Hãy nói với trẻ:

  • Bố/mẹ yêu con.
  • Bất kể thế nào bố/mẹ cũng yêu con.
  • Bố/mẹ yêu con ngay cả khi con đang tức giận với bố/mẹ.
  • Bố/mẹ yêu con ngay cả khi bố/mẹ đang tức giận với con. 
  • Bố/mẹ yêu con ngay cả khi con rời xa bố mẹ. Tình yêu của bố/mẹ luôn theo con.
  • Nếu có thể lựa chọn bất cứ đứa trẻ nào trên đời, bố/mẹ vẫn sẽ lựa chọn con.
  • Bố/mẹ yêu con nhiều đến mức con không thể tưởng tượng.
  • Cảm ơn con.
  • Bố/mẹ rất vui khi hôm nay được chơi cùng con.
  • Kỷ niệm mà bố/mẹ yêu thích nhất trong ngày đó là được cùng làm điều gì đó với con.

Hãy kể cho trẻ nghe:

  • Câu chuyện khi chúng được sinh ra hoặc được nhận nuôi.
  • Bạn đã âu yếm, hôn và ôm ấp chúng nhiều thế nào khi chúng còn nhỏ.
  • Bạn chọn tên cho chúng như thế nào.
  • Những câu chuyện về bản thân trẻ ở từng độ tuổi.
  • Bố mẹ hay ông bà đã gặp nhau như thế nào.
  • Màu sắc yêu thích của bạn.
  • Rằng đôi khi bạn cũng phải đối mặt với những khó khăn.
  • Rằng bạn có những mật mã bí mật như thế này: Khi bạn nắm tay chúng và siết nhẹ 3 lần, đó có nghĩa là "Bố/mẹ yêu con".
  • Về kế hoạch cho tương lai.
  • Về công việc hiện tại hay bất kỳ hoạt động nào khác mà bạn đang tham gia.

Hãy lắng nghe:

  • Những gì trẻ nói khi bạn đang lái xe.
  • Những gì trẻ nói về đồ chơi của mình và cố gắng hiểu tầm quan trọng của những món đồ chơi ấy đối với chúng.
  • Bất kỳ yêu cầu và vấn đề nào trẻ mô tả. Có một số vấn đề thực sự khó khăn để trẻ có thể giải quyết mà không có sự giúp đỡ của bạn.
  • Những gì trẻ nói nhiều hơn hai lần trước khi mệt mỏi và cáu giận. Hãy kiên nhẫn và chú ý.
  • Những gì trẻ nói và cố gắng thấu hiểu những cảm xúc đằng sau những lời nói ấy.

Hãy hỏi trẻ những câu hỏi như:

  • Tại sao con nghĩ điều này xảy ra?
  • Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu...?
  • Làm thế nào chúng ta có thể tìm ra điều ấy?
  • Con đang nghĩ gì vậy?
  • Kỷ niệm yêu thích trong ngày của con là gì?
  • Con nghĩ thế nào về mùi vị của chúng?

Dạy trẻ và thể hiện cho trẻ thấy:

  • Cách để làm một điều gì đó, chứ không phải là cấm chúng làm.
  • Cách huýt sáo.
  • Cách quét nhà, lau nhà.
  • Cách thái thức ăn.
  • Cách gấp quần áo.
  • Cách tìm kiếm thông tin khi bạn không biết câu trả lời.
  • Bạn yêu thương bố mẹ của bạn như thế nào.
  • Làm thế nào để chăm sóc bản thân và luôn gọn gàng, tươm tất.

Sắp xếp thời gian dành cho trẻ:

  • Cùng trẻ xem tivi.
  • Cùng trẻ ngắm chim, bầu trời, hoa lá...
  • Cùng trẻ nấu ăn.
  • Dẫn trẻ ra ngoài và ghé thăm những nơi trẻ yêu thích.
  • Chơi cùng trẻ trên sân chơi.
  • Dành nhiều thời gian để cùng làm điều gì mà trẻ thích, không hối thúc trẻ.
  • Hoặc chỉ cần ngồi bên cạnh trong lúc trẻ đang chơi.

Làm cho mỗi ngày trở nên đặc biệt:

  • Thực hiện một vài bất ngờ dành cho trẻ.
  • Đặt ít sôcôla vào bánh pancake.
  • Khi bài trí thức ăn, hãy tạo thành một khuôn mặt cười.
  • Ngồi xuống sàn nhà để chơi cùng trẻ.

Hãy thoát khỏi:

  • Những suy nghĩ khiển trách.
  • Những suy nghĩ đặt để.
  • Tư tưởng bạn lúc nào cũng đúng.

Hãy thử những điều này:

  • Nhìn trẻ với sự trìu mến và thương yêu.
  • Mỉm cười mỗi khi trẻ bước vào phòng.
  • Phản ứng dịu dàng mỗi khi trẻ chạm vào bạn.
  • Trước khi nói điều gì đó hoặc dạy dỗ trẻ, hãy đảm bảo rằng bạn đang giao tiếp tốt bằng ánh mắt để trẻ thực sự lắng nghe những gì bạn nói.
  • Hãy để trẻ đương đầu với thất bại của bản thân (tức giận, thất vọng) trước khi bạn giúp đỡ chúng.
  • Tự tay tắm cho trẻ/cùng tắm với trẻ vào cuối ngày.
  • Hãy chọn cách yêu thích của bạn để thể hiện tình thương dành cho trẻ.

Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn tích lũy được những kinh nghiệm nuôi dạy con để trở thành những ông bố/bà mẹ tốt.

Theo Brightside

Dịch: Ngọc Hà - Ohay TV

Xem thêm: 

Chủ đề chính: #kinh_nghiệm_nuôi_dạy_con

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn