Nguyễn Giang "SỐNG"

Làm thế nào để đưa ra quyết định khó khăn giữa hai hay nhiều sự lựa chọn?

Đăng 3 năm trước
Làm thế nào để đưa ra quyết định khó khăn giữa hai hay nhiều sự lựa chọn?

Bạn có đang vật lộn với một tình huống khó khăn không? Dưới đây là một mẹo nhỏ giúp bạn có thể giải quyết tình huống cách nhanh chóng.

Bạn có phải thường xuyên đưa ra những quyết định khó khăn không? Việc có nhiều lựa chọn có thể là điều tuyệt vời, nhưng song song với đó luôn có một gánh nặng tiềm ẩn: đó là trách nhiệm khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Dù cho bạn đang phải lựa chọn giữa hai công việc, hai mối tình hoặc thậm chí là hai điểm đến cho kỳ nghỉ dưỡng, việc nhận ra những ưu điểm ở cả hai lựa chọn là điều bình thường và cũng chính điều này khiến cho việc đưa ra quyết định càng trở nên khó khăn hơn. Là một nhà tâm lý học lâm sàng, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng việc suy nghĩ cẩn thận sẽ có ý nghĩa đến một thời điểm nhất định, nhưng trong một tình huống đặc biệt sẽ tốn khá nhiều thời gian, và có thể dẫn đến sự mệt mỏi, thất vọng và những quyết định kèm hiệu quả. Tuy nhiên, có một kỹ thuật dễ dàng giúp bạn có thể đưa ra quyết định cách nhanh chóng.

Kỹ thuật chuyển đổi

Kỹ thuật chuyển đổi rất hiệu quả cho những quyết định quan trọng mà bạn cảm thấy bế tắc giữa hai lựa chọn. Bạn đã lập danh sách ưu / nhược điểm, bạn đã suy nghĩ kỹ về cả hai lựa chọn và vẫn không chắc chắn. Đôi khi, chúng ta cần vượt ra ngoài trí tuệ và "cảm giác thật" của mình để đưa ra lựa chọn tốt nhất. Vậy kỹ thuật này là như thế nào?

  1. Hãy tập trung: Tìm một không gian yên tĩnh và hít thở sâu để làm ấm cơ thể. Nhắm mắt lại để ngăn chặn sự sao nhãng, mất tập trung.
  2. Đắm mình. Hãy tưởng tượng rằng bạn đã hoàn toàn cam kết với một trong những lựa chọn của mình – để đơn giản, chúng ta sẽ gọi lựa chọn đó là Lựa chọn A. Trong khoảng ba mươi giây, hãy im lặng, giả vờ rằng bạn đã quyết định chọn lựa chọn A. Hãy để ý cảm giác trong cơ thể bạn. Bạn có cảm thấy một sự chùng xuống bên trong bạn hay không? Hay một cảm giác tích cực, tràn đầy năng lượng giống như con bướm trong dạ dày của bạn?
  3. Chuyển đổi. Khi bạn đã khám phá cảm giác của Lựa chọn A, hãy chuyển sang Lựa chọn B và giả vờ trong khoảng ba mươi giây rằng bạn đã chọn Lựa chọn này. Hãy để ý xem cảm giác của như thế nào và cơ thể bạn có phản ứng gì không. Ví dụ, bạn có cảm giác ấm áp, thăng hoa trong lồng ngực hay cảm giác như tua tủa và căng cứng trong ngực không?
  4. Chốt lại quyết định cuối cùng: Hãy so sánh cảm giác của bạn ở mỗi lựa chọn, và cho phép bản thân chọn thứ mà bạn thực sự cảm thấy tốt nhất ở cấp độ cảm xúc và cơ thể. Có nhiều khách hàng của tôi – những người phải đấu tranh với một quyết định quan trọng đã cảm thấy bất ngờ về việc có thể đưa ra lựa chọn cách dễ dàng như vậy khi họ cho phép bản thân nhìn thấy những thứ họ thực sự cảm nhận ở mỗi lựa chọn

Phương pháp này hiệu quả nhất khi bạn đã phân tích tình huống cách thông minh nhưng vẫn không thể chắc chắn là lựa chọn nào cảm thấy thực sự tốt hơn. Phương pháp này không thay thế cho việc lập nên danh sách các ưu và nhược điểm, hay việc tham khảo ý kiến của những người bạn tin tưởng hoặc tiến hành các khảo sát để giúp bạn hiểu hơn về các lựa chọn. 

Tâm trí và/hoặc cơ thể vô thức thường cảm thấy được những thứ mà trí tuệ của chúng ta không thể nắm bắt được. Phản ứng của bạn với việc chuyển đổi từ lựa chọn này sang lựa chọn kia có thể giúp bạn tiếp cận trực giác của chính mình. Phương pháp này giúp bạn thoát khỏi sự “tê liệt phân tích” (analysis paralysis) và gắn kết bạn với lựa chọn thực sự tốt nhất cho bản thân. Tại sao bạn không thử phương pháp này một lần? Chỉ mất một chút thời gian, hoàn toàn miễn và là một lựa chọn dễ dàng thực hiện!

Theo Tiến sĩ Chloe Carmichael Ph.D. - PhychologyToday

Đọc thêm:

Làm thế nào để thoát khỏi vùng an toàn của bản thân?

5 bước tự chăm sóc bản thân dành cho người bận rộn

Chủ đề chính: #kỹ_năng_sống

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn