Võ Thị Thơm Thích viết lách, hay lảm nhảm. Yêu Sài Gòn, thích làm màu, mong muốn có những ngày lê lết đi khắp nơi, những chốn hoang sơ, lạc người. Những ngày còn lại thì cuộn tròn bên máy tính viết linh tinh, về tình về đời về người.. Cái thú vui ở đời, như vậy là đủ :))

5 cuốn phim Việt, đẳng cấp kinh điển và lội ngược dòng nghệ thuật!

Đăng 7 năm trước

Những cuốn phim để lại thổn thức trong từng trái tim của khán giả Việt, luôn sống cùng với thời gian và điện ảnh nước nhà. Nghệ thuật cùng với những nhân vật như bước ra từ đời thực tạo nên cái đẳng cấp kinh điển cho dòng phim nước nhà.

Người đẹp Tây Đô (1996)

Cuốn phim được xây dựng trên cuộc đời nhân vật Lâm Thị Phấn (Bạch Cúc trong phim) - nữ chiến sĩ tình báo, con gái của một nhà giáo, hiệu trưởng trường trung học Cần Thơ trong thời Pháp thuộc. Câu chuyện viết dựa theo hồi ký của nhân vật, diễn ra trong thời gian từ sau 1940 đến 1954 tại miền Tây Nam Bộ.

Người đẹp Tây Đô gợi lên hình ảnh trung kiên, bất khuất, trí tuệ và quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của người phụ nữ Việt thời loạn lạc. Nhờ đó mà Bạch Cúc vượt qua cuộc đời gian lao, nguy hiểm và nhiều hy sinh của mình.

Đất phương Nam (1997)

Đất Phương Nam là bộ phim về thời kỳ cuối chống Pháp ở Nam bộ, mỗi số phận, mỗi cảnh đời được khắc khoải bằng xương, bằng máu của những con người như được bước ra từ các nhân vật trong phim. Cuốn phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.

Lấy bối cảnh vùng Tây Nam bộ sông nước cậu bé An tha phương đi tìm cha, lưu lạc ở những mảnh đời, cảnh đời ngang trái. Ba chìm bảy nổi giữa dòng đời phiêu bạt, để rồi cuối cùng đi theo cách mạng, bước trên con đường của những con người đã hy sinh.

Đất Phương được đánh giá là một đẳng cấp kinh điển về chuyên môn, có sức sống vượt thời gian, cũng là bộ phim dài đầu tiên được xuất khẩu sang Mỹ.

Giải thưởng:

Tập 8 - 9 của bộ phim đoạt giải A -  Hội Điện ảnh Việt Nam 1997.

Giải Mai Vàng lần thứ III - 1997 dành cho đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn.


Xem thêm: 7 trích dẫn của Nguyễn Ngọc Thạch, miền cô đơn ở Sài Gòn

Áo lụa Hà Đông (The White Silk Dress - 2006)

“Bố ơi! Hòa bình đẹp không bố?” 

“Bố chưa nhìn thấy hòa bình bao giờ, nhưng chắc là đẹp lắm, đẹp như con vậy."

Lời thoại mộc mạc mà đẹp đẽ này trong câu chuyên do đạo diễn Lưu Huỳnh kể lại đã làm thổn thức rất nhiều trái tim của khán giả.

Cuốn phim là câu chuyện của những người bền bỉ chờ đợi hòa bình trong chiến tranh và bom đạn, là những nhân vật trong cái nghèo cái khổ vẫn giữ được cao đẹp trong cái đẫm nước mắt giữa bối cảnh loạn lạc, tàn khốc. Cái chết của những con người lầm lũi, chiến tranh cướp đi cái sinh mạng mỏng manh.

Cuối phim là hình ảnh đất nước hòa bình năm 1975, thứ mà An đã hỏi bố trước đó "Bố ơi hòa bình có đẹp không hả bố". Thế nhưng em không sống được đến khi được hưởng hòa bình.

Giải thưởng: Áo lụa Hà Đông đoạt giải Cánh diều vàng 2006 hạng mục "Phim truyện nhựa xuất sắc nhất".


Xem thêm: Tuổi 20 và những chuyến đi không bỏ lỡ

Trăng nơi đáy giếng (2008)

Trăng nơi đáy giếng được chuyển thể từ tập truyện ngắn cùng tên của nhà văn - cô giáo Trần Thùy Mai. Là cuốn phim về cuộc đời của nhận vật Hạnh - một cô giáo người Huế, một người vợ "thánh hóa" chồng, để rồi cuộc đời đẩy đưa cô rời xa những ảo tưởng về tình yêu, cũng là phản ánh lên tư tưởng muôn thuở của người xưa, trọng nam khinh nữ, cái tàn dư của xã hội phong kiến đa thê.

Phim mang đậm chất tâm lý xã hội hiện đại và bản sắc Huế, hầu hết những gì diễn ra trong phim cứ diễn ra một cách bàng bạc, nhẹ nhàng chậm rãi. Cuốn phim gợi cho ta nhiều hơn là nói thẳng ra các vấn đề nhân sinh, tâm linh và xã hội.

Giải thưởng:

Phim truyện nhựa xuất sắc nhất - cánh diều bạc

Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - Hồng Ánh.

Biên kịch xuất sắc nhất - Châu Thổ.

Thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất - Mã Duy Hải.

Huyền thoại bất tử (Legend is Alive - 2009)

Chàng trai giỏi võ nhưng thiểu năng mong muốn tìm đường sang Mỹ, đặt hài cốt mẹ mình cạnh cha là nội dung cảm động của phim "Huyền thoại bất tử". Hành trình của thanh niên này nghe có vẻ đơn giản, nhưng sự thật lại diễn ra rất nhiều bất trắc.

Lan, một võ sư nổi tiếng ở Bình Định đã tìm thấy đứa bé sơ sinh trước cửa nhà và đặt tên bé là Lý Tiểu Long. Vì muốn bảo vệ cho Long – một nạn nhân của chất độc màu da cam, khi lớn lên không mặc cảm với đời, cô nói dối rằng Long là con trai của huyền thoại võ thuật Bruce Lee và Long đã tin rằng đó là sự thật. Trên đường từ miền Trung (Việt Nam) về Mỹ, Long gặp Trinh, một cô gái bướng bỉnh, trẻ trung, xinh đẹp và tâm hồn thánh thiện. Họ cùng bước vào hành trình khám phá cuộc sống với nhiều ngỡ ngàng và thử thách.

Huyền thoại bất tử đã mang về cho đạo diễn Lưu Huỳnh 6 giải cánh diều 2008:

Phim truyện nhựa xuất sắc nhất - không có Cánh Diều Vàng

Cánh Diều Bạc đồng hạng cho Trăng nơi đáy giếng và Huyền thoạt Bất tử

Đạo diễn xuất sắc nhất - Lưu Huỳnh

Nam diễn viên chính xuất sắc nhất - Dustin Trí Nguyễn

Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất - Trần Bảo Sơn

Quay phim xuất sắc nhất - Nguyễn K' Linh

Âm thanh xuất sắc nhất - Đức Trí


Xem thêm:

Chủ đề chính: #phim_Việt

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn