Thứ Sáu

9 thói quen thường bị nhầm tưởng là làm việc hiệu quả

Đăng 7 năm trước

Nhiều phương pháp tưởng rằng sẽ mang lại hiệu quả cho công việc, nhưng thực sự thì nó lại đang cản trở chúng ta trong quá trình khai phá hết tiềm năng của mình. Bài viết sẽ liệt kê 9 thói quen nhiều người cho là hiệu quả, nhưng thực tế thì không phải.

Trong thế giới luôn hối hả hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp vô số khả năng cùng cơ hội và vì vậy chúng ta cũng dễ trở nên bị choáng ngợp. Vấn đề ở đây là có quá nhiều điều đang chờ đợi chúng ta thử nghiệm, chúng ta có thể sẽ không bao giờ tìm được một phương pháp hiệu quả nhất cho mình.

Nhiều phương pháp tưởng rằng sẽ mang lại hiệu quả cho công việc, nhưng thực sự thì nó lại đang cản trở chúng ta trong quá trình khai phá hết tiềm năng của mình. Bài viết sẽ liệt kê 9 thói quen nhiều người cho là hiệu quả, nhưng thực tế thì không phải. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên.

1. Lên kế hoạch mọi việc

Có sự khác biệt giữa việc nhất quyết theo đuổi một mục tiêu với việc cứng nhắc, không sẵn sàng thay đổi kế hoạch và không bao giờ thử những điều mới lạ. Khi trong tâm trí chúng ta có một mục tiêu, chúng ta nên ý thức rằng nếu chúng ta sắp đặt chi li những điều mình muốn được thực thi, như vậy sẽ không còn chỗ cho sự mở rộng và sáng tạo.

Không còn chỗ cho sự mở rộng là vì kế hoạch đã được lên khung chi tiết từ trước. Việc này có thể hữu ích trong một vài tình huống, nhưng với hầu hết các trường hợp, nó rốt cục lại cản trở chúng ta đạt hết tiềm năng thực sự của mình.

2. Làm nhiều việc một lúc

Đa nhiệm (làm nhiều việc một lúc) là một trong những việc phổ biến đối với tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Vấn đề đối với việc đa nhiệm ở chỗ nó có vẻ tốt về lý thuyết (hoàn thành nhiều việc một lúc), nhưng trên thực tế lại không hẳn như vậy. Chúng ta không hoàn toàn tập trung vào một việc cụ thể khi làm đa nhiệm. Có quá nhiều suy nghĩ xoay quanh đầu chúng ta và chúng ta muốn xử lý tất cả chúng, ngay lập tức! Nhưng chúng ta lại lo lắng và căng thẳng khi các nhiệm vụ không được hoàn thành, cho dù chúng ta đã dự trù tốt từ trước khi bắt đầu.

Việc cố gắng đặt ra quá nhiều mục tiêu là một nguyên nhân dẫn tới đa nhiệm. Có quá nhiều việc phải làm và quá ít thời gian để hoàn thành chúng. Tôi sẽ hoàn thành bất cứ việc gì bằng cách nào cơ chứ?

Đây thực ra không phải là vấn đề về thời gian, nó là vấn đề về những mục tiêu cá nhân bạn đặt ra cho mình. Nếu bạn đặt ra quá nhiều mục tiêu, bạn sẽ nhanh chóng thấy mình dễ dàng trở nên bị ngợp, sự chú ý của bạn bị phân tán sẽ gây phản tác dụng làm giảm hiệu quả công việc. Thay vì vậy, hãy tập trung và một mục tiêu cụ thể và tìm ra cách bạn muốn để hoàn thành nó. Sau đó, tập trung hoàn thành mục tiêu đó trước rồi mới chuyển sang mục tiêu khác.

3. Làm đi làm lại những điều mà bạn đã quá thành thạo

Mỗi người chúng ta đều có những kỹ năng và tài lẻ riêng. Thế mạnh của mỗi người là những điểm mà chúng ta nên tập trung khai thác. Nhưng cho dù chúng ta giỏi việc gì đó, chúng ta cũng không nên mãi làm điều đó nếu như nó không thúc đẩy sự phát triển cá nhân.

Đa dạng hóa luôn giúp nâng cao hiệu quả. Sở dĩ như vậy là bởi vì nếu bạn chỉ tập trung vào một kỹ năng và mắc sai lầm hay không bắt kịp với những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực ngành nghề của mình, toàn bộ công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Sở hữu nhiều kỹ năng tránh cho bạn khỏi rủi ro thất bại dồn về một chỗ.

Không chỉ như vậy, mở rộng vốn kỹ năng còn nâng cao năng suất làm việc thông qua việc thao khảo chéo kiến thức trong cùng một dự án công việc, nơi mà nhiều kỹ năng khác nhau cùng phát huy tác dụng.

Khi một công việc trở nên quá dễ dàng đến mức bạn thậm chí không cần nghĩ ngợi khi thực hiện nó, khi đó bạn biết mình nên làm gì đó khác biệt hoặc tìm ra cách thức cải tiến. Chúng ta không bao giờ nên ngừng học hỏi và phát triển, vì bất cứ lý do gì!

4. Mục tiêu quá chi tiết

Tỉ mỉ chi tiết vốn không dễ dàng, hơn nữa nó lại khó thay đổi ngay cả bởi những lý lẽ có sức thuyết phục nhất. Khi bạn có một mục tiêu chi tiết, không một ý tưởng nào khác có thể chen chân vào “hệ thống niềm tin bất khả xâm phạm” của bạn. Các mục tiêu của bạn trở nên quá chắc chắn khiến cho bạn không để mắt đến tất cả các khả năng khác.

Mục tiêu là điều gì đó mà tất cả chúng ta đều nên có, bởi vì chúng mang lại tính mục đích và ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Khi bạn đặt ra một mục tiêu, không phải lúc nào nó cũng vận hành trơn tru như bạn mong muốn. Một vài mục tiêu linh động hơn những mục tiêu khác, nhưng có những mục tiêu đòi hỏi bạn phải thực hiện quá nhiều bước đi hay việc làm nhỏ nhặt có thể khiến bạn phát ngại. đó mà trì hoãn có đất để tồn tại, và rốt cục thì bạn không hoàn thành được nhiệm vụ ban đầu. Đặt ra mục tiêu là việc làm hữu ích, nhưng hãy cẩn thận. Nếu bạn trở nên quá cứng nhắc, khóa chặt mình vào việc phải đạt được mục tiêu, bạn có thể sẽ bỏ lỡ các cơ hội khác có thể giúp bạn thúc đẩy hiệu quả công việc.

5. Quá để ý đến chi tiết

Khi chúng ta bắt đầu theo đuổi một mục tiêu, chúng ta thường bị vướng vào những tiểu tiết mà quên đi việc nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Nếu chúng ta quá chú trọng vào tiểu tiết thì khi chúng ta ra các quyết định có thể dẫn tới những kết quả không phù hợp với mục tiêu ban đầu, và vì vậy khiến bạn bị lãng phí thời gian và làm giảm năng suất.

Bạn tập trung vào sai vấn đề ngay từ đầu và trước khi bạn nhận ra điều đó, bạn vẫn dậm chân tại chỗ. Có một ranh giới rất mỏng manh giữa việc hiểu được điều gì chúng ta nên tập trung vào và điều gì thì không nên. Nhưng chúng ta cần phải cân nhắc về khả năng điều gì đó hóa ra có thể rất quan trọng. Nhìn vấn đề dưới lăng kính tiểu tiết có thể gây cản trở cho khả năng mở rộng và phát triển của chúng ta.

6. Đòi hỏi sự hoàn hảo

Sự tiến bộ và hoàn hảo không bao giờ đi đôi với nhau. Sự hoàn hảo về cơ bản là không tồn tại; trên thực tế những tiến bộ hữu hiệu có thể đạt được là từ việc thử nghiệm, trải qua những sai lầm rồi sửa chữa đồng thời qua sự phản hồi của khách hàng chứ không phải bởi việc lập kế hoạch cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng.

Kết quả không phải bao giờ cũng có thể lường trước được, và vì vậy việc thử nghiệm đối với các dự án kinh doanh hay ý tưởng là cần thiết để biết được năng suất, hiệu quả và khả năng thành công.

7. Nói “Đồng ý” với mọi thứ

Bạn là một người đáng tin cậy, và vì vậy bạn luôn nên nói “Đồng ý” khi ai đó nhờ cậy? Tất nhiên là không rồi!

Dù chúng ta luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác khi họ khó khăn, nhưng chúng ta cũng phải bận tâm về cuộc sống phức tạp của chính mình. Hãy học cách nói “Không” và trở nên ích kỷ một chút. Trước hết bạn cần tập trung vào điều sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả cá nhân hơn là ôm vào mình cả đống công việc hay trách nhiệm. “Đồng ý” là từ mà ai cũng muốn nghe. Nhưng nếu bạn nói “Đồng ý” quá nhiều, người ta sẽ lệ thuộc vào sự đồng ý đó của bạn.

Bạn sẽ được coi là người luôn sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho bất cứ ai. Làm như vậy, bạn sẽ khó có thể hoàn thành những mục tiêu và nhiệm vụ của chính mình một cách hiệu quả.

8. Làm việc không ngừng nghỉ

Thoạt nghĩ, có vẻ như bắt tay vào một việc gì đó và làm không ngừng nghỉ cho đến khi hoàn thành công việc là một ý kiến hay. Nhưng thực sự thì đây không phải là một cách thức tốt để làm việc bởi khoảng tập trung của chúng ta chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian đó chúng ta sẽ mất dần sự tập trung và sáng tạo.

Tập trung vào một việc trong thời gian quá lâu sẽ khiến bạn tiếp nhận thông tin kém đi và các kết nối với bộ não sẽ giảm dần, vì vậy gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn. Kết quả cuối cùng sẽ dẫn đến chất lượng thấp hơn, ít tính sáng tạo hơn và gây ra nhiều chi phí hơn bởi việc làm việc kéo dài.

9. Luôn cập nhật mọi thứ

Quá tải thông tin là một trong những vấn đề lớn nhất chúng ta phải đối mặt trong thế giới số hiện nay. Thật dễ dàng để bắt đầu tìm kiếm một vấn đề gì đó và rồi chỉ một giờ sau đó bạn đã chuyển hướng đến một website hoàn toàn chẳng liên quan gì đến chủ đề ban đầu bạn quan tâm.

Thoạt nhìn, có vẻ như bạn đang học được nhiều điều nhờ việc tiếp nhận nhiều thông tin hơn, nhưng khi mà bạn phải “tiêu hóa” lượng thông tin quá nhiều trong một thời gian ngắn, kết cục là bạn sẽ chẳng nhớ được bao nhiêu.

Dù bạn có bị bức bách bởi nhu cầu muốn học mọi thứ, nhưng hãy tự nhắc nhở mình rng bạn có thể quay lại với vấn đề đó sau. Hãy tập trung vào thông tin quan trọng mà bạn cần, ghi nhớ thông tin bạn tình cờ khám phá, rồi quay lại sau khi đã xong việc cần làm. Tập trung vào mục tiêu hiện tại sẽ giúp bạn không có quá nhiều thông tin phải tiếp nhận ngay một lúc, như vậy sẽ tăng hiệu quả công việc của bạn.

Hãy giữ cho tâm trí tập trung vào nhiệm vụ trước mắt nếu bạn muốn duy trì được hiệu quả làm việc. Để đạt được tối đa tiềm năng, bạn cần giảm đến mức tối thiểu những việc gây sao lãng và loại bỏ những thói quen không hiệu quả ra khỏi cuộc sống của mình. Điều quan trọng cần ghi nhớ đó là tất cả chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Nếu chúng ta mong muốn tỏa sáng thực sự, chúng ta cần phải sẵn sàng tập trung sự chú ý vào những việc làm cần thiết và sử dụng những cách thức đúng lúc đúng chỗ nhất có thể.

Làm việc hiệu quả cũng giống như bất cứ công việc nào khác chúng ta làm trong cuộc sống, có nghĩa là nó cần có sự luyện tập để trở nên hoàn thiện, biến chúng thành thói quen, và như vậy bạn đang sẵn sàng trên con đường thành công của chính mình.

(Theo Lifehack)

Có thể bạn quan tâm:

Chủ đề chính: #thói_quen_làm_việc_hiệu_quả

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn