NP Minh Tan Im like a classic

Khuyến Học - Tác phẩm tạo nên nước Nhật hùng mạnh

Đăng 7 năm trước

Nước Nhật từng sống trong thời kì đen tối của nạn bạo quan hoành hành, tham nhũng, chính quyền hạch sách nhân dân, nhân dân thì thất học, bạch nhược. Nhưng ngày nay ta thấy Nhật Bản là một cường quốc lớn mạnh, tất cả là nhở Khuyến học.

1. Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn

Fuzakawa Yukichi cho rằng "Trời không sinh ra người đứng trên người, cũng không sinh ra người đứng dưới người"

Nhưng nhìn vào xã hội, luôn luôn có sự phân biệt đảng cấp, luôn có khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa thông minh và đần độn, giữa giàu và nghèo, giữa quí tộc và hạ đẳng.

Nguyên nhân thực rất rõ ràng: "Kẻ vô học là người không tri thức, kẻ không tri thức là người ngu dốt" Sự khác nhau giữa thông minh và đần độn là ở chỗ học hay không mà thôi.

"Trời vốn không ban cho con người giàu sang phú quý, chính con người tạo ra giàu sang phú quý " Trời nhìn vào kết quả lao động của con người để ban thưởng.

Người Nhật qua đó hiểu rằng: Người chịu khó học tập sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc, người vô học sẽ trở thành kẻ thấp hèn, nghèo khổ.

Bởi thế người Nhật luôn nổ lực làm việc và học tập, không chịu để thua sút bất kì ai.

2. Không chỉ học suôn

Tác phẩm là "Khuyến học" nhưng nó không chỉ mong muốn người đọc chỉ tập trung học, học và học. Vì như thế họ chỉ là "Cái tủ kiến thức suôn". Học ở đây để biết nhận ra chính mình, học để biết mọi sự vật xung quanh và lí giải nó bằng hiểu biết của mình, học để biết ứng xử, đối đãi với người khác, học để làm người có ích, chứ không chỉ đơn thuần là đọc sách.

Có nhiều người học ngày đêm, nói rất nhiều chữ, nhưng đi chợ thì lóng ngóng không biết gì, không biết bó rau bao nhiêu, con cá bao nhiêu.

Học rất nhiều nhưng ra đường cái gì cũng không biết.

Ấy là học suôn vậy

3. Nỗ lực có thể thay đổi được thiên mệnh

Vào thời Minh Trị, tin hay không, các bạn cũng phải nhìn vào lịch sử và thừa nhận rằng Nhật Bản lúc đó quả thật quá yếu kém và bạc nhược. Và phần đông người Nhật lúc ấy gần như tin rằng đó là số mệnh đã được an bài.

Fuzukawa quan niệm, giàu nghèo, mạnh yếu tuyệt đối không do mệnh trời sắp đặt, mà nằm trong bàn tay con người, do ta nỗ lực hay không nỗ lực mà thôi. Nhờ nỗ lực, không biết chừng hôm qua còn là kẻ ngu dốt mà hôm nay đã trở thành kẻ tài giỏi. 

Nhật Bản chủ trương làm bạn với các quốc gia tôn trọng đạo nghĩa, còn những quốc gia không tôn trọng đạo nghĩa, chỉ muốn dùng sức mạnh, họ can đảm đấu tranh để xóa bỏ thương lượng bất bình đẳng.

4. Nỗi hổ nhục của bản thân là nỗi hổ nhục của quốc gia

Những tưởng bản thân hổ nhục là chỉ riêng mình chịu đựng, nhưng vốn dĩ mỗi cá nhân là mỗi tế bào của tổ quốc, bản thân yếu đuối nhu nhược thì đất nước không thể lớn mạnh, bản thân nhục nhã xấu hổ thì đất nước cũng không thể rạng rỡ.

Mọi việc ta làm là để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tổ quốc có hùng cường, vững mạnh thì nhân dân mới ấm no hạnh phúc.

Nếu mỗi cá nhân đều là người tài cao đức rộng thì quốc gia được nở mày nở mặt, được quyền hãnh diện với các bạn bè năm châu. Ngược lại, nếu mỗi cá nhân đều hèn yếu, nhu nhược, ăn vạ nằm không, biếng nhác không chịu lao động thì đất nước ôm nỗi nhục lớn, người ngoại quốc cũng chẳng dám đến thăm nữa...

5. Tựu trung Khuyến học

Tác phẩm đã vực dậy phần hồn và phần xác của nhân dân Nhật Bản, từ mê muội lầm lạc, không biết mục đích sống là gì đến thức tỉnh và lao vào học tập và rèn luyện. 

Tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn đến toàn bộ Nhật Bản thời bấy giờ, với hơn mười chương, thật khó để tóm tắt lại chỉ trong vài dòng ngắn ngủi. Nhưng người Nhật đã đọc và đã thay đổi.

 Tác phẩm dạy họ biết tôn trọng luật pháp, biết học để trở thành người có hiểu biết, biết sắm trọn vai trò nhân dân và viên chức, không để chính quyền sách nhiễu, mà biết kháng nghị, phản ứng trước chính sách cai trị một cách khôn ngoan. Kẻ có học trở thành người am hiểu luật pháp, trên dưới đều tỏ tường nên không dễ gì để ai đè đầu cưỡi cổ, nhân dân ham học, hiểu biết vì thế chính quyền cũng phải bao dung.

Fuzukawa Yukichi là một bậc "khai quốc công thần" của Nhật Bản, có công trong nhiều lĩnh vực và trong đó lớn nhất chính là sự nghiệp giáo dục lâu dài của Nhật Bản.

Nhật Bản được như ngày nay, một phần lớn chính là nhờ Khuyến Học

Có thể bạn quan tâm:

Chủ đề chính: #Nhật_Bản

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn